Theo Văn phòng châu Âu các liên minh người tiêu dùng (BEUC), những cảnh báo trên chỉ là "phần nổi của tảng băng" hàng hóa chất lượng kém len lỏi vào thị trường châu Âu. Rất nhiều sản phẩm nguy hại vẫn chưa bị "vạch mặt, chỉ tên".

Theo Hãng tin Belga, trong năm 2019, 31 quốc gia châu Âu gia nhập hệ thống RAS đã đưa ra 2.243 cảnh báo về các sản phẩm nguy hiểm trên thị trường châu Âu (tăng 10% so với năm 2018). Những cảnh báo này đã giúp các cơ quan chuyên môn đưa ra các biện pháp như thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm độc hại.

Ông Didier Reynders - ủy viên châu Âu về tư pháp - tuyên bố: "Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải hành động để bảo vệ người tiêu dùng chống lại các sản phẩm nguy hiểm và những nguy hại tiềm ẩn".

42 1 Hon 50 Cac San Pham Duoc Xem La Nguy Hiem Tai Chau Au Co Xuat Xu Tu Trung Quoc Nghiem Trong Nhat La Do Choi

Có tới 29% cảnh báo liên quan các sản phẩm đồ chơi và theo đó, mặt hàng này bị coi là sản phẩm nguy hiểm nhất đối với người tiêu dùng tại thị trường EU.

Xếp sau đồ chơi là các thiết bị có động cơ (chiếm 23%) và đồ điện gia dụng (8%) trong tổng số cảnh báo.

Từ năm 2005 tới nay, hơn một nửa số sản phẩm trong diện cảnh báo gây hại cho người tiêu dùng có xuất xứ từ Trung Quốc - một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU.

Những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị cảnh báo gây nguy hiểm liên quan việc gây chấn thương (19%), gây bỏng cho người dùng (18%) và gây cháy nổ (18%).

42 2 Hon 50 Cac San Pham Duoc Xem La Nguy Hiem Tai Chau Au Co Xuat Xu Tu Trung Quoc Nghiem Trong Nhat La Do Choi

Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters)

Theo RAS đồ chơi là loại sản phẩm nguy hiểm nhất đối với người sử dụng tại thị trường châu Âu, kế đó là các thiết bị có động cơ (chiếm 23%) và đồ điện gia dụng (8%) trong tổng số các cảnh báo sản phẩm nguy hiểm.

Thống kê từ năm 2005 tới nay, hơn một nửa sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo của RAS có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Những sản phẩm nằm trong danh sách nguy hiểm nhất hầu hết có khả năng gây ra chấn thương (19%), gây bỏng cho người dùng (18%) và nguy cơ gây cháy nổ (18%).

Văn phòng cho biết tình hình càng khó kiểm soát với việc mua bán hàng qua mạng và nguồn hàng đến từ nước ngoài, gửi thẳng cho người mua nên khó kiểm soát được nguồn gốc.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC