Theo nguồn tin của cơ quan truyền thông Funke từ Bộ Nội vụ Đức, có khoảng 250 quan chức ngoại giao và 380 quan chức khác của Thổ Nhĩ Kỳ đã xin tị nạn tại Đức tính đến giữa tháng 9.2017.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đang rơi vào thời kỳ xấu chưa từng có. Soha
Trong cuộc đảo chính quân sự bất thành hôm 15.7.2016, 240 người đã thiệt mạng và 2.200 người bị thương.
Ankara cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen và những người ủng hộ ông đã thực hiện cuộc đảo chính. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành bắt giữ hàng trăm chỉ huy quân sự, các nhà hoạt động, nhà báo, quan chức vì cho rằng có liên quan đến phong trào của ông Gullen.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhiều lần yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gullen, người đang sống lưu vong tại Mỹ từ năm 1999 về nước nhưng bị Washington từ chối. Ông Gulen cũng nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Ankara và tuyên bố không liên quan đến cuộc đảo chính ở quê nhà của mình.
Sau cuộc đảo chính, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU, nhất là với Đức, ngày một xấu đi nghiêm trọng. Ankara tin rằng Berlin đang che giấu, cho phép những quan chức cầm đầu vụ đảo chính ở lại và tị nạn. Ngược lại, Berlin chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ vì bắt giam nhiều nhà báo Đức và các nhà hoạt động nhân quyền.
Nguồn: Một Thế giới