Khủng bố đã vươn tới tận trung tâm quyền lực của Liên minh châu Âu (EU), thành phố Brussels.
Khủng bố đã vươn tới tận trung tâm quyền lực của Liên minh châu Âu (EU), thành phố Brussels.
Ga tàu điện ngầm Maelbeek, nơi bị rung chuyển sau vụ đánh bom ngày 22/3, nằm cách đại bản doanh của Uỷ ban châu Âu và Hội đồng châu Âu chỉ 300m.
Phản ứng trước sự kiện kinh hoàng này, lãnh đạo Đức và các nước châu Âu vẫn tuyên bố bằng những lời như thường thấy.
Trong thư gửi Quốc vương Bỉ Philippe, Tổng thống Đức Joachim Gauck viết “chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ những giá trị của châu Âu, tự do và dân chủ”.
Thủ tướng Angela Merkel thì phát biểu “Những kẻ thủ ác là kẻ thù của những giá trị chung châu Âu”.
Đoàn kết, giá trị chung, châu Âu thống nhất – những khẩu hiệu và lời kêu gọi đó dường như đang trở nên lạc lõng giữa một châu Âu bị chia rẽ sâu sắc, từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, việc Anh đe doạ rời khỏi EU, những mâu thuẫn giữa EU với Ba Lan và đặc biệt là cuộc khủng hoảng người tị nạn vẫn chưa có lối thoát thực sự sau khi thoả thuận với Thổ Nhĩ Kỳ bị nhiều người hoài nghi về tính khả thi. Châu Âu có thể vẫn đoàn kết, nhưng thật khó để nói rằng châu Âu đang có cùng những mục tiêu và giá trị chung.
Vụ khủng bố ở Brussels còn xảy ra vào một thời điểm không thích hợp cho EU.
Chủ nghĩa khủng bố sẽ làm gia tăng nỗi lo sợ của châu Âu trước làn sóng người di cư tới từ các quốc gia Hồi giáo.
Khủng bố cũng sẽ làm cho các đảng cánh hữu ở nhiều nước tiếp tục mạnh hơn. Viễn cảnh đó sẽ làm cho xu hướng ly tâm khỏi EU ngày càng mạnh hơn.
Người dân châu Âu đã hoài nghi về vai trò thực sự của EU trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. Sự hoài nghi đó còn lớn hơn rất nhiều trong bối cảnh EU bế tắc về giải pháp cho khủng hoảng di cư.
Đứng trước nguy cơ khủng bố hiện hữu trực diện và khốc liệt như hiện nay, người dân khu vực một lần nữa đặt dấu hỏi EU sẽ thực sự có vai trò gì trong cuộc chiến này, nếu không muốn sau Paris, sau Brussels sẽ còn những cái tên khác nữa.
Người dân châu Âu đã hoài nghi về vai trò thực sự của EU trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Sự hoài nghi đó còn lớn hơn rất nhiều trong bối cảnh EU bế tắc về giải pháp cho khủng hoảng di cư.
Đứng trước nguy cơ khủng bố hiện hữu trực diện và khốc liệt như hiện nay, người dân khu vực một lần nữa đặt dấu hỏi EU sẽ thực sự có vai trò gì trong cuộc chiến này, nếu không muốn sau Paris, sau Brussels sẽ còn những cái tên khác nữa.
Một sự hợp tác an ninh chặt chẽ hơn giữa các quốc gia châu Âu là giải pháp duy nhất để đối phó với chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới hiện nay.
Tuy nhiên, trao đổi thông tin giữa các cơ quan an ninh châu Âu về các đối tượng tình nghi lại diễn ra rất chậm chạp hoặc thậm chí hoàn toàn không có sự trao đổi nào.
Đây là một điều mâu thuẫn và phi lý, khi khu vực Schengen cho phép những kẻ khủng bố tự do đi lại mà không có kiểm soát biên giới, còn hợp tác và trao đổi thông tin giữa các nước lại không tự do và dễ dàng như vậy.
Có thể nói, hai điểm yếu đang tồn tại trong EU và các nước thành viên làm mầm mống chủ nghĩa khủng bố phát triển và lây lan.
- Thứ nhất, thay vì cố gắng hội nhập những đối tượng cấp tiến và cực đoan vào gần hơn với đời sống bình thường, hầu hết các nước châu Âu dựng lên một bức tường ngăn cách với họ.
- Thứ hai, trong suốt nhiều năm, việc đầu tư cho công tác an ninh, xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin chống khủng bố ở châu Âu không được quan tâm đúng mức.
Trong cuộc khủng hoảng di cư, người ta thấy rõ rằng chính phủ các nước đã đứng trước những sức ép chính trị lớn đến mức buộc họ phải đơn phương hành động.
Nếu trong vấn đề an ninh, EU không có tiếng nói chung và sức ép lớn buộc các chính phủ phải đơn phương hành động một lần nữa, một EU đoàn kết và thống nhất thực sự chỉ còn là câu chuyện của quá khứ.
Minh Anh
Theo Đức Chung (P/v TTXVN tại Berlin)