Tại Đức, ngày càng có nhiều người tìm đến các khóa học kỹ năng ứng phó trong tình trạng mất điện.

1 Nguoi Dan Duc Tham Gia Khoa Hoc Ung Pho Voi Mat Dien

  • Đức kéo dài hoạt động 3 nhà máy điện hạt nhân
  • Nhà sản xuất điện lớn nhất của Đức sẽ ngừng sử dụng than đá vào năm 2030
  • Giá điện sinh hoạt ở Đức dự kiến tăng 60% vào năm sau

Khủng hoảng năng lượng đang tiếp tục tác động sâu sắc đến người dân các nước châu Âu, khiến họ phải tìm cách ứng phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Tại một lớp học trong khóa học về ứng phó mất điện tại Đức, mọi thứ đều tối om, chỉ có ánh đèn flash điện thoại. Những công việc đơn giản hàng ngày như nấu ăn, trữ đủ nước uống hay gọi cửa nhà hàng xóm đều trở thành các bài toán cần lời giải trong kịch bản không có điện.

Bà Birgit Eberlin, giảng viên khóa học cho biết: "Nếu mất điện thì hoàn toàn không có gì hoạt động nữa. Từ việc gọi dịch vụ khẩn cấp, rồi đèn đường cũng tắt, mọi thứ tối đen, không thể đi mua đồ ăn, chuông cửa không gọi được, điện thoại không hoạt động. Thật khó để tưởng tượng mọi thứ bị ảnh hưởng như thế nào. Nhưng đây là sự thật và chúng tôi phải suy nghĩ về tất cả các khía cạnh và cách chúng tôi ứng phó với các tình huống".

2 Nguoi Dan Duc Tham Gia Khoa Hoc Ung Pho Voi Mat Dien

Một tình nguyện viên sử dụng đèn quây trong bóng tối để giải thích cách phản ứng với các tình huống khẩn cấp ở Berlin, Đức, ngày 10/11/2022. (Ảnh: Reuters)

Khóa học miễn phí này do Liên đoàn hỗ trợ người lao động, một tổ chức viện trợ và phúc lợi ở Đức, cung cấp nhằm giúp người dân thích ứng tốt hơn với các tình huống tắt điện đột ngột.

Tại khóa học này, người tham gia sẽ được học những việc cần làm trong quá trình sơ tán, phân loại các đồ vật cần thiết.

Bà Doris Doersam, người tham gia khóa học, nói: "Tôi có một hộp khẩn cấp để giữ nến và tôi sẽ thắp chúng trước".

3 Nguoi Dan Duc Tham Gia Khoa Hoc Ung Pho Voi Mat Dien

Giải thích cách phản ứng với các tình huống mất điện khẩn cấp ở Berlin, ngày 10/11/2022. (Ảnh: Reuters)

Theo các chuyên gia về quản lý khủng hoảng, người dân Đức hiện nay hầu như không có kiỹ năng thích ứng trong đời sống không có điện.

Ông Albrecht Broemme, chuyên gia về quản lý khủng hoảng tại Berlin, Đức, chia sẻ: "Ba thế hệ trước, con người đã biết không có điện là như thế nào. Ngày nay, chúng tôi nhận ra rằng hầu như không thể hoạt động mà không có điện. Vì vậy, bạn có thể thấy mọi thứ phát triển và thay đổi nhanh chóng như thế nào. Và không có điện, mọi thứ đi vào bế tắc".

Giới chức Đức trước đó đã cảnh báo khả năng hạn chế phân phối điện trong mùa đông này do nhập khẩu khí đốt từ Nga giảm mạnh. Mặc dù Đức đã lấp đầy các kho dự trữ khí đốt và mùa Đông dự báo ấm hơn nhưng nguy cơ mất điện vẫn không hoàn toàn được loại trừ.

Theo VTV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC