Theo cơ quan thống kê liên bang Đức, trong quý 2, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã ghi nhận mức tăng trưởng 0,1% – thay vì không tăng trưởng như dự báo trước đó.

Nền kinh tế đã được thúc đẩy nhờ cả nhu cầu trong lĩnh vực công và tư, trong đó chi tiêu của chính phủ tăng 2,3%.

1 Tang Truong Tot Hon Du Kien Nuoc Duc Day Lui Moi Lo Suy Thoai

Chi tiêu tư nhân cũng tăng trưởng nhẹ, tăng 0,8% so với quý trước đó, khi hoạt động du lịch và ăn uống ngoài trời được khôi phục.

Tuy nhiên, những tác động tiêu cực từ cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn đang ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các doanh nghiệp Đức, khiến niềm tin kinh doanh trong tháng 8 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang tăng trưởng chậm lại do lạm phát tăng cao, cùng với căng thẳng Nga – Ukraine khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt.

Đức đã rất phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, Nga đã dần cạn kiệt nguồn cung kể từ khi căng thẳng xảy ra.

Việc Nga có khả năng cắt giảm hoàn toàn việc chuyển khí đốt cho châu Âu đã làm tăng khả năng thiếu hụt trong mùa Đông và buộc Đức phải phân bổ lại nguồn cung cấp.

Joachim Nagel, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, cảnh báo rằng mặc dù nền kinh tế Đức tăng trưởng tốt trong quý 2/2022, nhưng các vấn đề chuỗi cung ứng mới sẽ “làm u ám thêm triển vọng cho nửa cuối năm”.

Đặc biệt, nếu cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên tồi tệ hơn, một cuộc suy thoái có thể xảy ra trong mùa Đông tới.

Theo VTV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC