Tổng thông Trump hiện là một trong những nhà lãnh đạo quốc gia phương tây lớn, được ưa thích nhất trên thế giới hiện nay, theo học giả cao cấp Raheem Kassam của Học viện Gatestone, đăng trên tờ Fox News gần đây.
Mỹ là một quốc gia bị tác động mạnh bởi những tỷ lệ thăm dò ý kiến chính trị không giống bất kỳ nước nào khác, nhưng các hãng truyền thông Mỹ dường như lờ đi thực tế đó, ông Raheem nhận xét.
Mọi người có thể cười chê nếu không tin, nhưng những người được cho hoặc tự cho mình như những nhà lãnh đạo “tốt hơn” ông Trump, đều có tỷ lệ tín nhiệm thấp hơn so với tổng thống Mỹ.
Trong khi tỷ lệ ưa thích đối với ông Trump đang có xu hướng tăng lên, thì tỷ lệ này của một số lãnh đạo khác lại đang rơi tự do, ông Raheem lưu ý.
Khi ông Barack Obama rời khỏi ‘sân khấu thế giới’ với tỷ lệ ưa thích trung bình 40% trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, tờ New York Times tuyên bố Thủ tướng Đức Angela Merkel là “người bảo vệ cuối cùng” cho các giá trị tự do dân chủ phương tây.
Chưa đầy 2 năm sau, sau một cuộc bầu cử khó chịu và một cuộc đấu tranh kế tiếp để thành lập một chính phủ liên minh, uy tín của bà Merkel bị tổn hại rất nhiều, và suýt nữa bị các đối tác liên minh với bà lật đổ.
Đó là do bà Merkel đã khuyến khích việc di cư quy mô lớn vào đất nước, cũng như thất bại trong việc đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả khi người dân Đức bất bình.
Kết quả là tỷ lệ ủng hộ bà Merkel đã bị giảm đi nghiêm trọng.
Trong năm 2013, bà Merkel đã thu hút hơn 70% tỷ lệ ủng hộ, một tỷ lệ rất cao. Đến đầu năm 2016, bà Merkel chỉ đạt được tỷ lệ ủng hộ 45%, và khoảng 50% trong thời gian gần đây.
Con số này gây ảo tưởng cao hơn so với Tổng thống Trump, với tỷ lệ ủng hộ trung bình 42%.
Nhưng, những con số điều tra ý kiến dư luận về ông Trump là không phản ánh đúng thực tế kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức, nhất là khi người ta tính đến bối cảnh của các phương tiện truyền thông thường xuyên thù địch, tính đến cuộc điều tra tai tiếng của FBI, cũng như sự chống đối không khoan nhượng của đảng Dân chủ đối lập.
Rõ ràng, bà Merkel không bị tác động của những yếu tố này. Ngoài ra sự yêu thích của công chúng đối với bà Merkel đã bị giảm mạnh, trong khi đối với ông Trump đã tăng lên đều đặn, ông Raheem nhận xét.
Ông Raheem cho rằng những xu hướng tương tự cũng rõ ràng ở Pháp, Anh và Canada.
Ở Pháp, người dân đã bầu ông Emmanuel Macron, được gọi là “người ôn hòa” làm tổng thống. Cho đến nay, ông Macron đã sử dụng quyền lực để cố gắng cân bằng chủ nghĩa tự do của mình, trong khi tìm cách chịu đựng áp lực gia tăng từ phe phái chính trị cánh hữu.
Trong khi được bầu làm tổng thống chỉ cách đây hơn một năm với 66% lá phiếu của người dân Pháp, thì hiện ông Macron chỉ còn 32% người ủng hộ.
Phong cách riêng gây ấn tượng, tăng thuế, và phản đối chủ nghĩa dân túy châu Âu đã khiến ông Macron nhận được rất nhiều những lời chỉ trích, thậm chí từ những đồng minh trong phong trào [tự do xã hội] của ông.
Theo tờ báo Pháp L’Express, một trong những đồng minh của ông Macron, một thành viên của Nghị viện Pháp, nhận xét:
“Emmanuel Macron là một ‘ông hoàng’ thất thường, chuyên quyền và tàn nhẫn. Điều đó không có nghĩa là ông ấy không thể là một ông hoàng vĩ đại. Ông ấy thực sự làm việc cho đất nước … Nhưng những phản ứng hàng ngày của ông ấy đáng lo ngại”.
Tương tự đối với Thủ tướng Anh Theresa May [thuộc đảng Bảo thủ], người vẫn tiếp tục vượt qua Công Đảng trong các cuộc điều tra thăm dò dư luận, nhờ tính chất xã hội chủ nghĩa cứng rắn và phân cực của phe đối lập, và quan diểm chống Do Thái và ‘mù mờ’ về kinh tế của phe cánh tả.
Bà Theresa hiện không dành được nhiều sự ủng hộ từ người dân Anh. Số liệu điều tra mới nhất của công ty nghiên cứu Ipsos Mori (Anh) cho thấy Thủ tướng Theresa chỉ đạt được 35% tỷ lệ ủng hộ.
Điều tương tự có thể được nhận thấy ở Canada, nước tiếp giáp với Mỹ.
Vào tháng 3/2017, Thủ tướng đảng Tự do Canada Justin Trudeau dành được 54% tỷ lệ ủng hộ. Nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống 35-40% vào đầu năm nay, tùy thuộc vào các hãng điều tra.
Ví dụ như, trong tháng 4/2018, hãng điều tra ‘Forum Research’ công bố Thủ tướng Trdeau chỉ có 35% tỷ lệ ủng hộ, trong khi hãng nghiên cứu Rasmussen nói có khoảng 40%. Hãng Rasmussen đồng thời công bố Tổng thống Trump có được 47% người ủng hộ, cho thấy ông Trump vượt xa Thủ tướng Trudeau.
Tuy nhiên, trong tháng này, Thủ tướng Canada nhận được tỷ lệ ủng hộ lên tới 50%. Nguyên nhân dường như do sự thách thức của ông đối với quan điểm thương mại của Tổng thống Trump, khi Canada đáp trả mức thuế 25% lên sắt và thép của Mỹ, và 10% lên khoảng 250 các hàng hóa khác có trị giá 12,6 tỷ đô la sau khi Mỹ áp thuế quan 25% đối với thép và 10% với nhôm từ Canada, Mexico và Liên minh châu Âu.
Đã từng là một nhân vật ủng hộ thương mại tự do và các nguyên tắc của chủ nghĩa toàn cầu, Thủ tướng Trudeau dường như đã thức tỉnh với thực tế bảo vệ lợi ích quốc gia hoặc ít nhất là sự cần thiết về mặt chính trị của nó.
Bất chấp sự nhấn mạnh của hãng CNN khi đưa ra những đồ họa tiêu cực trên truyền hình về việc Tổng thống Trump là không được nhiều người ưa thích như thế nào, thì sự thật vẫn là tỷ lệ ủng hộ ông Trump nói chung vẫn ngang bằng, nếu không nói là cao hơn, so với một số nhà lãnh đạo phương tây như đã đề cập.
Hơn nữa các nhà lãnh đạo này không bị một nửa các cơ quan chính phủ, các phương tiện truyền thông hoặc phe chính trị đối lập, đôi khi hợp tác ‘tay trong tay’ chống lại họ, giống như trường hợp của Tổng thống Trump, ông Raheem kết luận.
Nguồn: Phạm Duy
DKN.tv