Cuộc khủng hoảng di cư, người Anh rời EU, chính phủ Thủ tướng Tây Ban Nha tan vỡ... liên tiếp là những tin buồn cho cảnh báo EU sớm tan vỡ.

Qua 1 năm đầy biến động, Liên minh châu ÂU EU đang đứng trước một nguy cơ tan rã lớn nhất từ trước tới nay. Cuộc khủng hoảng di cư, những bước đi quân sự, cuộc khủng bố vào dân thường và các đòn trừng phạt kinh tế đã kéo tụt uy tín của một liên minh to lớn 60 nước trước tương lai mù mịt.

Trong bối cảnh châu Âu chưa tìm được một giải pháp bền vững cho vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế, cuộc khủng hoảng di cư cộng với những vụ tấn công khủng bố đẫm máu gần đây đã đẩy "lục địa già" tới tình trạng chia rẽ sâu sắc mới.

Tương lai hỗn độn, EU đang tan rã? - 0

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ,  Chủ tịch Ủy ban Cứu hộ quốc tế David Miliband cho rằng 2015 là năm thử nghiệm lớn nhất cho năng lực quản lý khủng hoảng của châu Âu và năm 2016 sẽ còn khó khăn hơn nhiều.Với hơn một triệu người di cư tới châu Âu trong năm 2015 và chỉ trong nửa đầu tháng Một năm nay, số người di cư đến châu Âu bằng đường biển cao gấp 10 lần so với cả tháng Một năm ngoái. Các quốc gia châu Âu đang phải vật lộn để đạt được một thỏa thuận nhằm ứng phó tốt nhất cho cuộc khủng hoảng được coi là lớn nhất kể từ Thế chiến lần thứ II.

Cuộc khủng hoảng người di cư đã buộc nhiều nước siết chặt kiểm soát biên giới để ngăn dòng người di cư, cho thấy Hiệp định Schengen (miễn thị thực giữa các nước thành viên EU) đang dần mất hiệu lực. Một số nước đã tạm ngưng thực thi Hiệp ước Schengen như Áo, Đan Mạch, Thụy Điển để siết chặt kiểm soát người nhập cảnh vì lo ngại các nguy cơ mất an ninh do dòng người di cư ồ ạt.

Đánh giá của tỷ phú Mỹ George Soros cho rằng,  EU “đang tan rã” thể hiện qua sự hoảng loạn trong chính sách tiếp nhận người di cư và số lượng người tị nạn đã vượt qua giới hạn mà các nước thành viên EU có thể tiếp nhận.

Anh đòi hỏi và mong muốn ra đi

Bên cạnh làn sóng di cư tới châu Âu, việc người dân Anh đang ngày càng mong muốn thoát khỏi liên minh 60 nước cũng là vấn đề gây ảnh hưởng lớn tới tương lai của Liên minh này.

Tại Diễn đàn WEF, Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ hy vọng thỏa thuận cải cách EU sẽ được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo, điều mà có thể giúp nước này đứng đủ 2 chân ở EU. Trong khi các cuộc điều tra thăm dò mới nhất đều cho thấy có khoảng 51% người dân nếu được trưng cầu dân ý sẽ muốn thoát khỏi EU.

Việc một trong bộ tứ quyền lực có thể bước chân ra khỏi liên minh chắc chắn sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng lớn trong việc xây dựng lòng tin với các nước còn lại trong liên minh.

Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ mong muốn vận động để nước Anh ở lại một châu Âu được cải cách. Ông Cameron nêu ra 4 ưu tiên cải cách, gồm: tăng cường khả năng cạnh tranh, sự linh hoạt của đồng tiền chung châu Âu (euro), vấn đề chủ quyền, và chính sách kiểm soát đối với dòng người di cư cũng như chế độ phúc lợi. Đồng thời, Thủ tướng Anh cũng bày tỏ sự phản đối về một liên minh chính trị chặt chẽ hơn.

Trong khi đó, dự đoán về việc Anh rời bỏ EU được Thủ tướng Pháp Manuel Vall nhận định rằng: "Tôi nói với tư cách là một người Pháp, viễn cảnh Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ là một bi kịch... Chúng ta sẽ làm mọi thứ để Anh và người dân Anh... vẫn là một phần của Liên minh châu Âu. Nhưng tất nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải đồng ý mọi điều kiện của Anh".

Ông Vall tiếp tục khẳng định: ".. không còn điều gì tệ hại hơn việc phải chứng kiến một quốc gia thành viên nào đó phải ra đi. Đó sẽ như một tín hiệu cho các nước khác và dọn đường cho chủ nghĩa dân tuý. Chúng ta cần phải đoàn kết".

Tây Ban Nha thất bại trong thành lập lưỡng viện

Hôm 22/1, Thủ tướng  Mariano Rajoy đã từ bỏ nỗ lực thành lập chính phủ mới sau khi không có đủ sự ủng hộ tại quốc hội, Cung điện Hoàng gia Tây Ban Nha thông báo.

Tương lai hỗn độn, EU đang tan rã? - 1 Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy thất bại trong nỗ lực thành lập chính phủ theo hướng bảo thủ. Ảnh: AP

Tây Ban Nha đã có lục đục từ lâu và mầm mống ly khai đã bắt đầu xuất hiện ở  thành phố Barcelona, thủ phủ xứ Catalonia.Trước đó, ông Rajoy, người cầm quyền theo đường lối bảo thủ của Đảng Nhân dân (PP) đã kêu gọi thành lập một liên minh cầm quyền vững chắc có thể đảm bảo sự ổn định trong và ngoài nước, song nêu rõ chỉ đàm phán với những đảng bảo vệ sự thống nhất của Tây Ban Nha và tôn trọng những cam kết với Liên minh châu Âu.

Cơ quan lập pháp khóa mới của Catalonia được thiết lập từ tháng 12/2015, chủ trương thúc đẩy tiếp trình tách xứ này khỏi Tây Ban Nha, bất chấp chính quyền trung ương Tây Ban Nha kiên quyết phản đối.

Trong khi nỗ lực thành lập chính phủ liên minh do Thủ tướng Rajoy thành lập không thành, Nhà Vua Tây Ban Nha Fepipe VI sẽ bắt đầu vòng tham vấn mới để lựa chọn ứng viên đứng ra thành lập chính phủ mới.

Khi đó, 2 đảng Podemos (Chúng ta có thể) và đảng Xã hội (PSOE) đã đề xuất thành lập liên minh chính phủ. Podemos giành được 68 ghế trong cuộc bầu cử vừa qua, trong khi đảng Xã hội về thứ hai với 94 ghế trong số 350 ghế ở Quốc hội.

Dù con số ghế ủng hộ ở Quốc hội có khiêm tốn hơn nhưng ảnh hưởng của các biện pháp khắc khổ và các bê bối tham nhũng đã khiến uy tín của đảng PP cầm quyền giảm sút và khiến hàng triệu cử tri Tây Ban Nha quay sang ủng hộ các đảng mới nổi, đồng thời có thể kéo theo số ghế ủng hộ trong Quốc hội gia tăng.

 

Nhìn tổng thể lại châu Âu, nơi các vũng lãnh thổ đang dần muốn bứt phá đòi độc lập với các chính sách hà khắc của các đảng cầm quyền cùng với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng di cư hay vụ khủng bố kinh hoàng ở Pháp chắc chắn sẽ khiến cho Liên minh châu Âu EU sắp tới sẽ đối mặt với nhiều phản ứng dữ dội hơn nữa nếu không có các chính sách cải cách phù hợp.

Trong khi các lãnh đạo liên minh chưa thống nhất các thỏa thuận cải cách EU thì nhiều dự đoán vẫn cho rằng, tương lai của EU sẽ sớm tan rã và còn u tối hơn nữa.

Huy Vũ (Tổng hợp)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC