Có thông tin cho biết, một số siêu tên lửa JFS-M đã được Đức âm thầm cung cấp cho Ukraine để sử dụng trên các tổ hợp pháo phải lực HIMARS hay M270, hoàn toàn có thể uy hiếp kho tàng quân sự Nga trên bán đảo Crimea.

1 Ukraine Bi Mat Nhan Ten Lua Jfs M Duc Moi Co So Quan Su Nga Tai Crimea Lam Nguy

Theo báo chí Nga, các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Mỹ về việc cung cấp tên lửa ATACMS có lẽ chỉ là vỏ bọc, bởi tại thời điểm này, nhiều khả năng Kyiv đã nhận được một số tên lửa JFS-M từ Đức, vũ khí trên có tầm bắn lên đến 499 km, tức là vượt xa ATACMS.

Trước đây Thủ tướng Đức Scholz đã gián tiếp lên tiếng rằng, Lực lượng vũ trang Ukraine yêu cầu tên lửa hiện đại và Berlin sẽ cung cấp cho Kyiv cả những loại mà quân đội của họ chưa được trang bị.

Với tầm xa bắn gần 500 km và áp dụng công nghệ tàng hình, tên lửa hành trình thế hệ mới JSF-M nguy hiểm hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS "cổ điển". Thậm chí nhiều chuyên gia đánh giá phòng không Nga sẽ hoàn toàn bất lực trước vũ khí trên.

Nếu thực sự có trong tay tên lửa JSF-M, Lực lượng vũ trang Ukraine hoàn toàn có thể vươn dài cánh tay tấn công mọi kho đạn, sân bay, cầu đường nằm trên bán đảo Crimea đang do Nga kiểm soát.

2 Ukraine Bi Mat Nhan Ten Lua Jfs M Duc Moi Co So Quan Su Nga Tai Crimea Lam Nguy

Theo giới thiệu, Tập đoàn MBDA của châu Âu đã phát triển một loại vũ khí mới cho các tổ hợp HIMARS và M270, đó là Tên lửa Hỗ trợ Hỏa lực Liên hợp - hay còn gọi là tên lửa hành trình JFS-M.

Trên thực tế, mục đích của MBDA là mở rộng phạm vi hoạt động của các bệ phóng MLRS này, giống như cách mà Lockheed Martin hiện đang triển khai, khi họ phát triển Tên lửa tấn công tầm xa (PrSM).

Nhưng cách tiếp cận của MBDA lại hoàn toàn khác và thú vị hơn. Ấn phẩm Defense Express đã trao đổi với đại diện của công ty và được biết quá trình nghiên cứu được "tăng tốc tối đa" nhờ việc sử dụng tích cực các thành phần có sẵn.

3 Ukraine Bi Mat Nhan Ten Lua Jfs M Duc Moi Co So Quan Su Nga Tai Crimea Lam Nguy

Nhìn chung, JFS-M, có tốc độ cận âm, được tạo ra với kích thước vừa phải: chiều dài 2,6 mét, sải cánh 1,5 mét và trọng lượng khởi điểm 250 - 300 kg, ứng dụng công nghệ tàng hình cao, được kết nối với hình dạng "khá tương lai" của vỏ đạn.

Với kích thước và trọng lượng như vậy, hoàn toàn cho phép đặt 2 tên lửa hành trình JFS-M trong tổ hợp HIMARS và 4 tên lửa trong hệ thống M270, tức là giống hệt với tên lửa đạn đạo PrSM.

Do bay ở độ cao thấp, điều này tạo cơ hội khá tốt cho việc đột phá hệ thống phòng không, đặc biệt là khả năng vượt qua các khu vực phòng thủ tên lửa của đối phương - điều không thể đạt được trong trường hợp dùng tên lửa đạn đạo.

Đầu đạn của tên lửa JFS-M đủ để phá hủy "cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn", nhưng không phải là "boongke bọc thép nặng". Như đã nêu trong tài liệu, đầu đạn chiếm tới 30% khối lượng của tên lửa. Tức là uy lực của JFS-M sẽ xấp xỉ với tên lửa GMLRS.

Nhưng phần chiến đấu có thể được giảm bớt bằng cách bổ sung những hệ thống khác, cụ thể là tổ hợp tác chiến điện tử để tấn công các hệ thống tên lửa phòng không, hoặc ngược lại, một đơn vị tình báo kỹ thuật vô tuyến để thu thập thêm thông tin về kẻ thù.

Việc tạo ra một hệ thống tên lửa hành trình có khả năng mang khí tài tác chiến điện tử hay thậm chí trinh sát chiến trường là ý tưởng độc đáo của châu Âu, chưa từng xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác.

Tên lửa sử dụng hệ thống quán tính kết hợp định vị vệ tinh trong giai đoạn đầu, đầu dò ảnh nhiệt thụ động có tác dụng nhận dạng vật thể khi tiến hành công kích. Khả năng chuyển hướng tên lửa sau khi phóng, cũng như hủy bỏ nhiệm vụ trong chuyến bay cũng được thiết kế.

Nếu tên lửa JFS-M xuất hiện trên chiến trường Ukraine, mục đích của phương Tây sẽ không dừng lại ở việc giúp đỡ Kyiv mà còn tranh thủ thử nghiệm vũ khí tấn công tiên tiến trước một đối thủ thuộc hàng hùng mạnh nhất.

Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC