Ngày 16.12, tại Đức, bể cá hình trụ lớn nhất thế giới AquaDom - niềm tự hào của công ty Mỹ Reynolds Polymer Technology, chuyên xây dựng các cấu trúc bằng các tấm thủy tinh acrylic - bị vỡ.

1 Vi Sao Be Ca Lon Nhat The Gioi Cua Duc O Chau Au Bi Vo

Bể cá khổng lồ ở Đức trước khi vỡ. Ảnh: AFP

Sóng xung kích đánh sập cửa ra vào và cửa sổ. Đồ đạc bị ném ra đường. Một triệu lít nước kéo theo những con cá tràn ra đường phố.

Không có thiệt hại về người, 2 người bị thương nhẹ. Tuy nhiên, 1.500 con cá trong bể đã chết. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được 30 con cá còn sống ở dưới tầng hầm của khách sạn.

Cách đây 20 năm, kiến ​​trúc sư Michael Jessing từng tuyên bố "thủy cung này sẽ không bị vỡ ngay cả trong trường hợp bị khủng bố tấn công”. Nhưng ông đã nhầm.

Bể cá hình trụ lớn nhất này được lắp đặt vào năm 2002. Cấu trúc cao 16m chứa 1 triệu lít nước mặn và 1.500 con cá lạ đã trở thành điểm thu hút chính của khách sạn Radisson Blu. Bên trong bể cá còn có một thang máy, và hai năm trước, AquaDom đã được Đức tân trang lại toàn diện với chi phí gần 3 triệu Euro. Sau COVID-19, thủy cung mới mở cửa trở lại vào tháng 6 năm nay.

Nguyên nhân

Đại diện công ty Mỹ đã đến khám nghiệm hiện trường. Những lý do sơ bộ đã được công bố. Không có tác động bên ngoài nào phá hủy bể cá. Sự "mệt mỏi" của vật liệu được cho là nguyên nhân khiến bể cá tự vỡ.

2 Vi Sao Be Ca Lon Nhat The Gioi Cua Duc O Chau Au Bi Vo

Hiện trường vụ vỡ bể cá. Ảnh: AFP

Ba sự cố về bể cá làm bằng acrylic

Trước sự cố ở Đức, đã có ba trường hợp rò rỉ tấm acrylic.

Vụ rò rỉ đầu tiên xảy ra vào năm 2010 tại Trung tâm thương mại Dubai (UAE), nơi có một bể cá chứa 10 triệu lít nước. Các chuyên gia công ty ICM cho rằng nguyên nhân không phải do các tấm acrylic, mà là do cấu trúc của tòa nhà: Một cái dầm dưới tấm kính bị mất khả năng chống đỡ và xé nó theo một vết nối thẳng đứng.

Trường hợp thứ hai xảy ra vào năm 2012 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Khi đó, tấm kính quan sát bể cá của trung tâm mua sắm lớn Đông Phương bị vỡ, nước cùng tôm cá tràn ra. 15 người bị thương, 7 con cá mập, nhiều loài cá biển và rùa bị chết.

Bể cá này tương đối nhỏ, chỉ 34.000 lít, bằng 1/3 so với thủy cung ở Dubai. Sau đó, không có kết luận nào được đưa ra, người ta chỉ công bố rằng do vật liệu panel của Trung Quốc kém chất lượng.

3 Vi Sao Be Ca Lon Nhat The Gioi Cua Duc O Chau Au Bi Vo

AquaDom ở Berlin là thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới, thể tích 1 triệu lít. Ảnh: AFP

Trường hợp thứ ba xảy ra ở Nga. Vào tháng 4.2019, bể kính bị vỡ ở trung tâm mua sắm Oceania ở Mátxcơva.

Bể cá cao 24m này, mở cửa vào năm 2016, là bể cá cao nhất thế giới. Nó chứa 1 triệu lít nước mặn, có 2 hình trụ bằng acrylic, ở giữa có một thang máy di chuyển. Được thiết kế bởi cùng một công ty Mỹ, nó tương tự như bể cá của Đức và sự cố vỡ kính cũng xảy ra ngay sau khi sửa chữa.

Sau một tiếng rắc, nước từ bể cá chảy xuống. May mắn là, nó đã không sụp đổ. Theo một số báo cáo, vết nứt đã đi dọc theo đường nối của xi lanh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của sự kiện vẫn chưa được công bố. Hiện giờ, bể cá tại trung tâm mua sắm Oceania không còn hoạt động.

Bể cá hình trụ ở Aviapark liệu có an toàn?

Hiện tại, ở Mátxcơva, trong trung tâm mua sắm Aviapark, có một bể cá hình trụ, được sản xuất và lắp đặt bởi công ty ICM. Bể cá cao 23m xuất hiện vào năm 2014, chỉ chứa 1/3 lượng nước so với AquaDom của Đức nhưng do nó cao hơn và có diện tích đáy nhỏ hơn nên áp lực nước ở đáy lớn hơn gần gấp rưỡi bể cá của Đức!

Hiện tại, bể cá vẫn mở cửa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, khách tham quan trung tâm mua sắm vẫn nhìn thấy các vết rò rỉ, cũng như hình ảnh thú vị khi các thợ lặn bịt gắn bể cá từ bên trong bằng chất trám kín.

4 Vi Sao Be Ca Lon Nhat The Gioi Cua Duc O Chau Au Bi Vo

Một thợ lặn đang làm việc bên trong bể cá khổng lồ. Ảnh: AFP

Những bể cá lớn cần phải dè chừng

Vụ vỡ bể cá khổng lồ AquaDom đã đặt các nhà quản lý bể cá siêu kỹ thuật vào tình trạng báo động

Maroc có rất nhiều điều phải lo lắng. Bể cá AquaDream của họ được xây dựng vào năm 2012 theo dự án AquaDom của Đức, và điều kiện ở Maroc tồi tệ hơn ở Đức: Người ta đã phải tính đến khả năng xảy ra động đất.

Thủy cung Baltic Mall ở Kaunas (Lithuania) cũng là tác phẩm của công ty Mỹ. Mặc dù thủy cung của Lithuania không quá lớn, chỉ chứa 163.000 lít nước, nhưng nó được xây dựng vào năm 2005, tức là chỉ kém thủy cung của Đức 3 năm. Ai sẽ đảm bảo rằng acrylic đã không "mệt mỏi" trong những năm qua?

Một đứa con tinh thần khác của công ty ICM - bể cá toàn cảnh trong khách sạn Mardan Palace của Thổ Nhĩ Kỳ - đang trong tình trạng tồi tệ. Các chủ sở hữu không có đủ tiền để hỗ trợ.

Và cũng có tin về việc công ty này đã xây dựng bể cá hình trụ lớn nhất ở Trùng Khánh, Trung Quốc, đang tạo ra một mối nguy hiểm tiềm tàng mới. Liệu công ty Mỹ có thể khôi phục danh tiếng và sự tin tưởng vào sản phẩm của họ hay không vẫn còn phải chờ xem.

Nguồn: Người lao động




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC