Vụ bê bối của tập đoàn xe hơi Volkswagen liên quan tới việc gian lận trong đo khí thải đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của dư luận thế giới, chỉ trong vòng mấy ngày đã làm cổ phiếu của VW sụt giảm tới gần 40%. Vậy vấn đề này cụ thể ra sao và hậu quả của nó sẽ tới mức nào?

jpg" align="left" style="margin-right: 6px;" border="0" width="180" height="101" alt="Vụ bê bối của VW tại Mỹ và hậu quả_0" /> Tổng giám đốc Martin Winterkorn phát biểu, xin lỗi về vụ việc bê bối khí thải.

Để thực hiện gian lận về chỉ số khí thải ở động cơ Diesel, VW thừa nhận đã sử dụng một chương trình phần mềm đặc biệt. Phần mềm này nhận biết được khi xe ô tô bị kiểm tra nên tối ưu hóa chỉ số động cơ như trong tình huống thử nghiệm, chứ không phải như trong thực tế. Cho tới nay, VW đã lắp tổng cộng 11 triệu động cơ có điều khiển gian lận này.

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Epa) đã phát hiện ra sự gian lận này, sau khi kiểm tra lại lượng khí thải độc hại từ xe hơi được lắp động cơ Diesel loại EA-189 trong điều kiện thực tế cao hơn nhiều so với số liệu đo trong phòng thí nghiệm, nhiều lúc cao gấp 35 lần mức cho phép. Họ đã nhận được sự chỉ điểm từ Viện nghiên cứu ICCT danh tiếng ở Đức về việc này.

VW sẽ phải chịu thiệt hại lớn về vụ bê bối nói trên. Riêng tại Mỹ, VW có thể bị phạt tới 18 tỉ USD, chưa kể tới chi phí thu hồi xe và đòi hỏi bồi thường của khách hàng và cổ đông. Vì vậy, trong quý III, VW đã dành ra 6,5 tỉ Euro và cảnh báo về mất đi lợi nhuận.

Nhưng do VW đã tuyên bố sẽ hợp tác với nhà chức trách, nên các chuyên gia cho rằng con số tiền phạt 18 tỉ USD do Epa nêu lên chỉ là lý thuyết, chứ con số thực tế sẽ không cao như vậy.

VW thừa nhận đã cài đặt chương trình gian lận ở 482.000 ô tô nhãn hiệu Audi và VW ở Mỹ. Nhưng tập đoàn này nêu lên con số xe có thể liên quan trên khắp thế giới lên tới 11 triệu chiếc. Việc kiểm tra nội bộ cho thấy phần mềm để gian lận này đã được cài đặt vào nhiều xe hơn là số lượng người ta biết tới. Nhưng ở đa số động cơ, phần mềm này không có tác động.

Vì sao VW lại thực hiện việc gian lận này? Có hai lý thuyết được cho là liên quan tới khách hàng, đó là việc lọc khí thải gây tốn nhiên liệu và nhiều khách hàng ngại bổ sung chất lọc khí thải, nhất là ở Mỹ, đất rộng, đi nhiều nên người ta phải bổ sung chất này thường xuyên hơn.

Điều làm người ta bất ngờ là VW lại tìm cách gian lận về chỉ số khí thải ở Mỹ, nơi sinh ra luật khí thải để bảo vệ môi trường, nên việc kiểm tra cũng được chặt chẽ hơn ở bất cứ nơi nào khác.

Tổng giám đốc tập đoàn VW Martin Winterkorn đã phải lên tiếng xin lỗi về vụ việc này. Dư luận cho rằng Winterkorn khó có thể thể duy trì được chiếc ghế của mình, bởi vì dù sao ông cũng phải chịu trách nhiệm với tư cách người đứng đầu tập đoàn.

Quả thực, ông Winterkorn đã từ chức ngày 23/9 sau cuộc họp của Ban lãnh đạo tập đơn.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC