Ẩm thực là một niềm tự hào của người Việt, khi mà có không ít lần, những món ăn ngon của Việt Nam được lọt vào top, thậm chí được ca ngợi là ‘ngon nhất thế giới’. Cùng điểm lại 15 món ăn mà có lẽ không du khách nào đến Việt Nam mà không muốn thử.
1- Bánh mỳ thịt nướng
Trang mạng concierge.com của tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler đã gọi món bánh mì thịt nướng vỉa hè Nguyễn Trãi (quận 1 – TP.HCM) do chị Gái thực hiện là ‘bánh mì ngon nhất thế giới’…Ngoài ra, món bánh mì nhân thập cẩm Việt Nam cũng được Tạp chí National Geographic (Mỹ) bình chọn vào danh sách những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới.
2- Bánh xèo
Một trong 40 món ngon nhất Việt Nam do CNN bình chọn.
3- Bánh khọt
3- Bánh khọt
Bánh khọt là một trong những món ăn ngon nhất thế giới trong cuộc bình chọn tại Lễ hội Ẩm thực Đường phố Quốc tế diễn ra ở Singapore 2013.
4- Chuối nếp nướng
(Món ăn do bà Ngô Thị Bích Thủy – bán hàng tại khu vực quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tp.HCM thực hiện). Đây là một trong những món ăn ngon nhất thế giới trong cuộc bình chọn tại Lễ hội Ẩm thực Đường phố Quốc tế diễn ra ở Singapore 2013.
5- Phở bò
Phở bò được CNN chọn là 28/50 món ăn ngon nhất thế giới (2011)Không nhiều lựa chọn như bò, gà, sốt vang… phở “bưng” chỉ có duy nhất món phở đúng kiểu Hà Nội như nhà văn Nguyễn Tuân từng viết, phải là phở bò chín với đủ miếng nạm giòn, miếng gầu béo, bánh phở dai mịn, hành lá chẻ và nhiều hành hoa.
Chiều cuối tuần tới đây dễ gặp những khách hàng nghiện phở ngồi ăn hết hai bát tô đầy.
6- Nem vuông
Nằm khiêm tốn trên vỉa hè phố trà chanh Đào Duy Từ với biển hiệu “Nem vuông cua bể”, quán là địa chỉ quen thuộc với những người tìm một bữa ăn lót dạ. Quán nem vuông đông khách nhất vào buổi trưa, vỉa hè và phòng ăn nhỏ hẹp hầu như không còn một chỗ trống. Còn nếu đến đây vào ngày cuối tuần dễ thấy cảnh khách hàng phải đứng chờ.
Nem vuông được CNN bình chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất châu Á. Đúng như tên gọi, những chiếc nem ở đây không thuôn dài như truyền thống mà lại vuông vắn nhỏ xinh. Món nem vuông được cho là có xuất xứ từ Hải Phòng, nhưng hiện nay đã có mặt ở Hà Nội và Tp.HCM.
7- Chả cá
“Tây ba lô” đến Hà Nội không thể bỏ qua chả cá Lã Vọng, nó là cái tên được nhắc đến đều đặn trên mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch bỏ túi. Căn nhà vẫn còn đậm chất kiến trúc phố cổ – số 14 phố Chả Cá, là nơi lưu giữ nguyên vẹn cái hồn chả cá Hà Nội hơn một thế kỷ qua.
Tác giả Patricia Schultz đã đưa món chả cá Lã Vọng vào cuốn “1.000 nơi nên biết trước khi chết” (1000 Places to See Before You Die). Hãng tin MSNBC chọn nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi… chết (2003).
8- Nem rán
Nhà hàng “Vườn gia vị” thuộc khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là nơi giới thiệu những món ăn Việt Nam với du khách quốc tế. Nem rán được những đầu bếp tại đây tạo thêm nhiều “phiên bản” để phù hợp với những vị khách đến từ nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Được CNN bình chọn là Top 10 những món ăn ngon nhất Việt Nam, nem rán (chả giò) cùng phở từ lâu đã được coi là những đại sứ của ẩm thực Việt Nam.
9- Bún riêu cua
Năm 2012, bún riêu cua đã được CNN bình chọn là một trong những món ăn hấp dẫn nhất châu Á.
10- Bún chả
Được CNN bình chọn là 1 trong 25 món ăn mùa hè hấp dẫn nhất thế giới (năm 2013)
Cũng như nhiều món chấm khác, bún chả quan trọng nhất là nước chấm. Ngoài giấm gạo ngâm tỏi lấy vị chua, quán bà Nga vẫn giữ nếp cũ của người Hà Nội dùng sấu luộc để nguyên quả cho nước trong. Nước luộc sấu đã có vị chua, mùa hè nóng bức khách có thể dầm thêm cả quả vào bát nước chấm. Giấm sấu không chua bằng giấm gạo nhưng dịu ăn rất vừa miệng.
11. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn xếp thứ 30 của top 50 món ăn ngon thế giới do CNN bình chọn
Gỏi cuốn là món ăn nhẹ làm từ thịt lợn, tôm, bún tươi, rau thơm và một số nguyên liệu khác. Tất cả được cuốn trong một lớp bánh tráng gạo mỏng. Được xem là món nổi tiếng nhất Việt Nam, gỏi cuốn có hình dáng như chả giò,
Món này dùng kèm với nước chấm có vị ngọt, mặn, chua và rắc thêm đậu phộng (lạc) giã nhỏ. Gỏi cuốn được CNN đánh giá là món ăn lành mạnh, an toàn và dễ dùng.
Một số nơi còn phục vụ kèm bát rau diếp hoặc rau húng. Ở miền Nam, món ăn này có chút biến tấu với thịt lợn dải nướng cuốn chuối xanh, khế, chấm nước mắm chua ngọt có thêm lạc.
Năm 2011, gỏi cuốn có mặt trong "50 món ăn ngon nhất thế giới" (gỏi cuốn xếp thứ 30 của top 50 món ăn ngon thế giới) theo trang du lịch của hãng tin CNN.
12. Cao lầu
Cao lầu là món ăn đầy tinh túy mà chỉ ở đất Quảng mới làm ra vị ngon nhất
Món này ngon nhất là ăn tại miền Trung và là đặc sản không thể bỏ qua ở Hội An. Một bát cao lầu gồm những sợi mì lớn, giá đỗ chan nước dùng thơm vị hồi và các loại rau thơm, đặt trên những lát thịt heo thái mỏng, rắc thêm chút mì chiên giòn.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô.
Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh.
Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì.
Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An.
Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước.
Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
13. Mì Quảng
Thành phần của mì Quảng có sự khác nhau tùy từng vùng. Đơn giản nhất thường có rau xanh, tôm, trứng cút, lạc.
Thành phần của mì Quảng có sự khác nhau tùy từng vùng. Đơn giản nhất thường có rau xanh, tôm, trứng cút, lạc.
Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.
Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo.
Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...
14. Nộm hoa chuối
Món này có thể gọi nôm na là salad hoa chuối, được xem là lựa chọn số một cho những người ăn chay. Ngoài nguyên liệu chính là những sợi hoa chuối đã cắt nhỏ, chanh và ớt là hương vị chủ đạo của món ăn này.
Món này có thể gọi nôm na là salad hoa chuối, được xem là lựa chọn số một cho những người ăn chay. Ngoài nguyên liệu chính là những sợi hoa chuối đã cắt nhỏ, chanh và ớt là hương vị chủ đạo của món ăn này.
Nộm hoa chuối là một món ăn quen thuộc tại Việt Nam. Món ăn này được gọi là nộm hoa chuối ở miền Bắc Việt Nam, còn tại miền Nam được gọi là gỏi bắp chuối.
Nó là một trong những món ăn quê dân giã mang đậm hương vị thôn quê và phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nộm hoa chuối đã trở thành một trong những các món ăn mang hương vị dân tộc, mộc mạc và thanh mát.
Hoa chuối gồm có nhiều loại, hoa chuối ở đồng bằng thường có màu tím thay vì có màu đỏ tươi như hoa chuối rừng. Hoa chuối thường được sử dụng làm món ăn kèm với các món bún, dùng để nấu canh chua, làm gỏi.
Nộm bắp chuối ta cần các nguyên liệu như: hoa chuối, lỗ tai heo (hoặc tôm, móng giò), ớt, nước mắm, muối,đường, bột ngọt, chanh, rau thơm, lạc rang hay còn gọi là đậu phộng rang
15. Cơm tấm
Cơm tấm hay "gạo vỡ" là món ăn đường phố được nhiều du khách bày tỏ niềm yêu thích. Dù có nhiều biến tấu, bạn vẫn thấy cơm tấm thường gồm thành phần là thịt lợn hoặc thịt bò nướng, trứng rán.
Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Sài Gòn. Cơm tấm là món ăn cũng là món ăn đường phố được nhiều du khách bày tỏ niềm yêu thích.
Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn), có thể thêm chanh.
Cơm tấm có thể ăn kèm với nhiều thứ, nhưng nhiều nhất là Sườn nướng, chả trứng, trứng ốp la và bì.
Nguồn: Kênh 14