Tình trạng đại gia Việt làm giàu từ tài nguyên quốc gia và khai thác khoáng sản hiện nay đang ở mức báo động.
Bởi hậu quả của quá trình làm giàu này khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Chưa kể những nơi nhạy cảm về an ninh quốc gia cũng được các đại gia khai thác triệt để.
Thành công nhất trong cách làm giàu mới này, có lẽ phải kể đến đó là tập đoàn Sun Group của tỷ phú Lê Viết Lam. Hầu như những dự án của tập đoàn này đều tàn phá môi trường, hủy hoại di sản cần được bảo tồn thậm chí gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
Nhưng lạ một điều là tất cả các dự án này đều được cấp phép và được triển khai nhanh chóng?
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2007 nhưng với sự phát triển thần tốc đến nay Sun Group có hàng chục đại dự án ở khắp các tỉnh thành trong cả nước như: Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Kiên Giang…riêng tại Đà Nẵng tập đoàn này có tới 8 dự án, Quảng Ninh 13 dự án…
Điều đáng nói là những dự án này hầu như được triển khai ở những khu di sản, khu bảo tồn hay nơi có vị trí chiến lược quân sự.
Điều này khiến cho người ta lo ngại về sự “sống” và “chết” của những di sản còn sót lại, và đặc biệt là nguy cơ những khu vực nhạy cảm về an ninh quốc gia rơi vào tay giặc ngoại bang có ý đồ thôn tính Việt Nam.
Lê Viết Lam – ông chủ của tập đoàn Sun Group “kẻ hủy diệt thiên nhiên”
Dự án nhạy cảm về môi trường lẫn an ninh quốc phòng
Tại Đà Nẵng, tập đoàn này được chính quyền nơi đây ưu ái độc quyền khai thác Khu bảo tồn Thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa – “lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng.
Có lẽ được ưu ái, nên Sun Group tự ý tàn phá hàng trăm ha rừng, gây ảnh hưởng đến cảnh quan di sản thiên nhiên và sự sinh tồn của các loài chim thú quý hiếm. Không chỉ thế, tập đoàn này còn ngăn đường đi bộ lên Bà Nà, buộc khách tham quan phải đi bằng cáp treo, bất chấp sự phản đối của dư luận.
Lấp liếm cho hành động ngông cuồng này, Sun Group biện minh rằng làm như thế để “an toàn cho khách du lịch”, trước giờ người dân vẫn đi tham quan bằng đường bộ không nguy hiểm gì vậy xin hỏi việc làm của Sun Group an toàn cho khách hay có lợi cho nhà đầu tư?
Thậm chí người dân nơi đây muốn lên chùa trên Núi Chúa – nơi sinh hoạt tâm linh cũng phải mua vé, điều đáng nói là ngôi chùa này được xây dựng lâu đời. Đất đai là tài sản của toàn dân, Sun Group có quyền gì biến nơi đây thành lãnh địa riêng của mình?
Để xây dựng dự án cáp treo và các dịch vụ đi kèm, Sun Group tự ý tàn phá hàng trăm ha rừng, gây ảnh hưởng đến cảnh quan di sản thiên nhiên và sự sinh tồn của các loài chim thú quý hiếm.
Con đường cũ dẫn lên rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa bị tập đoàn Sun Group ngăn chốt chặn, người dân không được đi.
Ngoài ý nghĩa là một điểm du lịch, Bà Nà – Núi Chúa còn là điểm trọng yếu về chiến lược quân sự quan trọng không kém đèo Hải Vân – nơi quan trọng trấn giữ đường thiên lý Bắc – Nam.
Đây cũng được ví như “yết hầu” của miền Trung nếu có chiến sự có thể chia cắt đất nước làm hai, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng. Một vị trí trọng yếu như thế, nhưng vì sao vì sao Đà Nẵng lại giao cho Sun Group phát triển du lịch, mà không thành lập những khu căn cứ quân sự trấn giữ vùng đất này?
Không chỉ Bà Nà – Núi Chúa, Sun Group còn băm nát cả bán đảo Sơn Trà – khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia một cách không thương tiếc.
Tại bãi Bắc bán đảo Sơn Trà, để xây dựng khu du lịch sinh thái, tập đoàn này tàn phá rừng nguyên sinh trên mũi Yên Ngựa. Hàng ngàn cây tự nhiên bị đào bật lên, nhiều bãi đất bị phá dỡ tan hoang để làm lối đi…
Thậm chí công ty này đã không có các biện pháp giảm thiểu tác động đến cảnh quan thiên nhiên, không thu hồi đất đá mà ủi thẳng xuống, khiến những cánh rừng nguyên sinh bị vùi dập.
Bán đảo Sơn Trà cũng là vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng. Thiếu tướng Trần Minh Hùng – nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 từng khẳng định “Nơi đây là khu phòng thủ quân sự quan trọng không chỉ riêng Đà Nẵng mà của cả miền Trung”.
Đứng ở trên đỉnh cao của bán đảo Sơn Trà, ta có thể thấy tất cả tàu quân sự ra vào khu vực cảng Vùng 3 Hải quân. Nếu nước ngoài (Trung Quốc) nắm được vị trí này sẽ làm chủ cả cửa biển Đà Nẵng.
Các dự án xây dựng của Sun group xâm lấn Sơn Trà
Cảnh mở đường cắt ngang những khu rừng nguyên sinh
Tình trạng ủi thẳng đất đá xuống, làm huỷ hoại nhiều diện tích rừng nguyên sinh ở phía bên dưới
Trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết: “Những dự án đã cấp phép ở khu vực này cơ bản sẽ hủy”. Thế nhưng ngoài các dự án đi vào hoạt động, tại bán đảo Sơn Trà Sun Group chuẩn bị triển khai thêm 4 dự án: Công viên Hải Dương; Cáp treo tại Sơn Trà; mở rộng khu khách sạn Continental, khu nghỉ dưỡng và biệt thự Ghềnh Đa – Mũi Nghê; Hồ Xanh; Tây Nam Suối Đá; Bãi Bắc, bất chấp dư luận trong cả nước phản đối và hoàn toàn đi ngược lại những gì mà ông Phó Chủ tịch Đà Nẵng tuyên bố.
Trước đó với dự án Công viên Đại Dương Sơn Trà, Sun Group cũng san lấp hàng 100ha mặt biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và quần thể san hô vốn cần được bảo vệ nghiêm ngặt, thậm chí dự án đi vào hoạt động khiến hàng trăm hộ ngư dân không còn kế sinh nhai.
Như vậy việc Sun Group liên tiếp được ưu ái những dự án nơi nhạy cảm, khiến dư luận đặt câu hỏi liệu mối quan hệ mập mờ giữa tập đoàn này và chính quyền Đà Nẵng đúng như người ta đang đồn đoán?
Vị trí xây công viên Đại Dương Sơn Trà hiện đang là nơi neo đậu an toàn các thuyền thúng và hành nghề biển của ngư dân nơi đây…Ảnh: Đức Hòa
Tiếp đến tại Quảng Ninh, Sun Group triển khai hàng chục dự án Casino, Cảng hàng không Vân Đồn, Công Viên Đại Dương Hạ Long, Cáp Treo Nữ Hoàng…
Khi triển khai dự án Công Viên Đại Dương Hạ Long ngay TP. Hạ Long – Quảng Ninh – nơi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, Sun Group lấn sông, lấp hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản vốn bị cấm xâm phạm, làm nghẽn đường ống thoát nước tại Phường Bãi Cháy gây nên tình trạng ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Ấy vậy mà Sun Group hoàn toàn không bị xử lý ngược lại luôn được sự ưu ái từ chính quyền, ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tuyên bố “Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Sun Group nghiên cứu các dự án”.
Ngoài tiềm năng về du lịch, Quảng Ninh có vị trí quân sự vô cùng quan trọng bởi nơi có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc.
Nếu có xung đột biên giới, thì lực lượng của TQ từ căn cứ quân sự sát biên giới Việt – Trung nhanh chóng tràn vào Việt Nam bằng cả 2 con đường, khống chế nơi đây chỉ vài giờ.
Các khu vực thuộc vùng đệm di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long mà Sun Group đang ồ ạt san lấp (nằm bên trong 2 đường màu đỏ). Lưu ý: (i) phần lớn đường Hạ Long trước kia nằm sát bờ biển; (ii) hình ảnh trên Google Map trễ một thời gian so với trên
Sun Group lấn sông, lấp hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản vốn bị cấm xâm phạm, làm nghẽn đường ống thoát nước tại Phường Bãi Cháy gây nên tình trạng ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Ngoài ra còn hàng loạt dự án tàn phá thiên nhiên một cách vô cảm như:
Dự án Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan – Sa Pa – Lào Cai. Sun Group thẳng tay tàn phá phá hàng 100 ha đặc dụng trong vùng lõi vườn quốc gia Hoàng Liên để xây dựng đường cáp treo.
Tại Hải Phòng, Vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng – khu dự trữ sinh quyển thế giới, cũng bị Sun Group tấn công bởi dự án quần thể du lịch sinh thái Cát Bà: gồm cáp treo, khu biệt thư nghỉ dưỡng…
Và đảo Ngọc Phú Quốc – Kiên Giang – được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, cũng bị Sun Group tàn hàng chục ha rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh tại Hòn Thơm, để nhường chỗ cho dự án cáp treo Hòn Thơm và các dự án khác như sân golf Bãi Khem, Sun Premier Village Kem Beach Resort…
Cái tên “kẻ hủy diệt thiên nhiên” mà dư luận đặt cho Sun Group thật xứng tầm.
Bởi đi đến đâu tập đoàn này tàn phá, san lấp bất kể rừng hay núi của những khu bảo tồn triệt đường sống của các loài thú quý hiếm, khiến người dân không còn kế sinh nhai.
Từ khi có chủ trương đầu tư dự án cáp treo và được khởi công vào ngày 04/09/2015 đến nay thì tình trạng bao, lấn, chiếm đất rừng phòng hộ và xây dựng trái phép trên địa bàn xã ngày càng tăng theo tiến độ của dự án cáp treo và quần thể vui chơi, giải trí biển Hòn Thơm.
Bàn luận về vấn đề làm du lịch cáp treo tại những khu bảo tồn thiên nhiên, Phó Vụ trưởng Lữ hành Tổng cục Du lịch VN- Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn
Anh Tuấn cho biết:
“Cách xây cáp treo ở di sản để phát triển du lịch đã “chết yểu” từ lâu trên thế giới bởi người ta đã đánh giá được hậu quả lớn thế nào khi phá hoại cảnh quan di sản, thiên nhiên. Khi đó giá trị di sản có thể trở về con số “0” và lúc ấy thì đừng mong đến việc kiếm lợi nhuận từ di sản”.
Ở Malaysia chỉ có 3 di sản thế giới, trong khi Việt Nam có mười bảy di sản thế giới, nhưng du lịch của họ bền vững hơn, đứng đầu Đông Nam Á. Bởi họ biết cách vừa khai thác vừa bảo vệ, còn Việt Nam khai thác đồng nghĩa với tàn phá.
Nếu Sun Group “hợp tác” với Trung Quốc?
Thực tế cho thấy, một số công trình của Sun Group thể hiện đậm nét “bản sắc Tàu”, điển hình như các ngôi chùa Tàu quái thai ở Fansipan, hay dự án Công viên Đại Dương ở Hạ Long.
Còn nhớ cách đây vài tháng Sun Group, Vin Group và Geleximco cùng bắt tay hợp tác với Viện Thiết kế và Quy hoạch Hàng Châu – Trung Quốc, nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5.000 cho đô thị hai bên Sông Hồng.
Làm dấy lên làn sóng phản đối trong dư luận, bởi đây là vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, nếu rơi vào tay TQ thì hậu quả sẽ khó lường. Đặc biệt Sun Group có 8 dự án tại Đà Nẵng, Quảng Ninh có 13 dự án đều vị trí nhạy cảm về an ninh quốc gia, liệu đây miếng mồi ngon béo bở mà TQ muốn có được?
Các toà nhà mang đậm kiến trúc Tàu ở Công viên Đại Dương, Hạ Long.
Các toà nhà dưới “Vòng xoay Mặt Trời” (Hạ Long) trông giống như trên Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
Ngôi chùa Tàu quái thai trên đỉnh Fansipan.
Hiện nay phía Trung Quốc đang tiến hành mạnh mẽ chiến lược “mình ong xác ve” tấn công vào thị trường Việt Nam. Bắc Kinh không từ thủ đoạn nào để mua bằng được cổ phần của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là DN có đất tại những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng.
Do đó bất kể doanh nghiệp hay tập đoàn nào cũng có thể là mục tiêu tấn công của TQ.
Điều đáng lo ngại là hiện nay, TQ đang có dã tâm biến Đà Nẵng thành khu căn cứ quân sự, bằng chứng cho thấy số lượng người TQ ở đây ngày càng đông, họ mua đất xây nhà ngay sát sân bay Nước Mặn – khu vực trọng yếu về quốc phòng, thành lập những khu phố tàu ngay trong lòng Đà Nẵng.
Nếu một ngày nào đó, Sun Group bắt tay làm ăn với một doanh nhân Trung Quốc và doanh nhân này mua trên 50% cổ phần của Sun Group nghiễm nhiên trở thành ông chủ mới của Sun Group thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Những dự án của Sun Group “ăn mòn” môi trường và di sản thậm chí tạo ra nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Nhưng không hiểu vì sao tất cả những dự án trên lại được phê duyệt và tạo mọi điều kiện cho Sun Group triển khai?
Điều đáng sợ hơn là, các tờ báo lớn trong cả nước chỉ toàn đưa bài PR những cái tốt đẹp về Sun Group, có được bao nhiêu bài lên tiếng về những sai phạm.
Có chăng thì cũng rơi vào tình trạng sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ (google caches còn đấy). Phải chăng, Sun Group có quyền lực vạn năng, điều khiển được chính quyền sở tại và bịt miệng cả hàng trăm tờ báo lớn trong nước?
Ở các nước trên thế giới, khi xuất hiện thêm một tỷ phú người dân vui mừng tung hô chào đón, bởi cuộc sống họ sẽ được thay đổi.
Như ở Mỹ, khi có thêm một tỷ phú mới đồng nghĩa cả thế giới sẽ có thêm một sản phẩm tiện ích, hiện đại, sành điệu để kết nối yêu thương như Iphone hay Facebook.
Ở Nhật thêm một tỷ phú, người dân Nhật và cả thế giới có thêm những sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của họ như Sony, Toshiba hay Lexus.
Còn Việt Nam thì sao? Khi xuất hiện thêm một tỷ phú, thì thêm một vài cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá, khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, dân bị mất thêm đất…cái mà người dân được hưởng duy nhất đó là nỗi đau mất nhà, mất đất kêu trời không thấu.
Báo xây dựng / Báo tài nguyên môi trường