12 tuổi, bé loắt choắt như đứa trẻ mới lên 7, em Đỗ Tấn Phát giơ tay lên quệt vết bùn vừa bị bắn lên mặt và nói: 'Cháu đi bắt giun từ 8h sáng đến 4 giờ chiều mới về. Trưa cháu không ăn cơm'.
Phát kể, mỗi kg giun "mang ra chợ bán được 20.000 đồng, giỏi thì đào được 3-4 ký, còn không thì chỉ được vài ký".
Ngồi bệt xuống đám bùn đất nhô cao của gốc cây Đước đã chết lâu ngày, tay cầm chiếc cuốc nhỏ, ngắn bổ mạnh xuống đám đất, sau khoảng gần chục nhát cuốc, Tài mững rỡ nhặn con giun to vừa bằng ngón tay cái rồi thả vào chiếc xô đang để bên cạnh.
Đỗ Phát Tài đang là học sinh trường THCS Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngày nghỉ, Tài cùng các bạn vào rừng Đước bắt giun kiếm thêm tiền phụ giúp ba mẹ.
Khuôn mặt, quần áo và chiếc mũ đội đầu của Tài dính đầy bùn đất của vùng sình lầy rừng Đước nơi Đất Mũi.
Nếu may mắn thì mỗi ngày các em sẽ kiếm được khoảng 4-5 kg giun, bán được khoảng 8- -100 nghìn đồng
"Cháu đi bắt giun từ 8h sáng đến 4 giờ chiều mới về. Trưa cháu không ăn cơm”, Tài nói tay vẫn chăm chú bổ từng nhát cuốc xuống đám đất trước mặt.
Cùng nhóm đào giun với tài là ba cậu bé nhỉnh hơn từ 2 – 3 tuổi quần áo, khuôn mặt đều dính bê bết bùn đất.
Cháu Đỗ Thắng Điệp Em, học sinh trường THCS Đất Mũi cũng phải nhịn đói để đào giun kiếm tiền giúp ba mẹ.
Gạt vết đất vừa bắn lên mặt sau nhát cuốc mạnh, em Đỗ Thắng Điệp Em (14 tuổi), học sinh trường THCS Đất Mũi cho biết, nhà mấy anh em ở cách rừng Đước, vườn quốc gia Cà Mau khoảng 15 phút đi bộ.
"Buổi trưa cả mấy anh con nghỉ luôn trong rừng rồi tiếp tục đào giun. Hôm nào đứa nào may mắn thì đào được khoảng 5 ký giun và bán với giá 20 ngàn đồng/ký, được 100 ngàn đồng đưa ba mẹ”, Điệp Em nói.
Các em phải lội bộ chừng 15 phút dưới bùn lầy...
Theo Điệp Em thì chỉ biết có người mua giun lên cả mấy anh em ở cùng Ấp rủ nhau đi đào giun và không biết họ mua giun để làm gì.
“Bọn con chỉ tranh thủ ngày nghỉ để đi đào giun kiếm tiền giúp ba mẹ, còn những ngày khác còn phải đi học”, Em nói.
...mới vào được chỗ đào giun...
Mấy đứa trẻ trong nhóm của Tài Em thoăn thoắt lội bùn, chuyển từ gốc cây này sang gốc cây khác. Nếu ai phát hiện ra dấu hiệu của giun thì lặng lẽ ngồi bệt xuống bùn và vung cuốc lần theo hang để bắt.
Rừng Đước vùng Đất Mũi ngày cuối tuần, từng tốp khách thập phương đến tham quan khoan khoái được đến với vườn quốc gia Cà Mau.
Học sinh trường THCS Đất Mũi tranh thủ ngày nghỉ đào giun kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
Từng tốp, đôi lứa rối rít chụp ảnh bên những gốc cây Đước đầy rễ, dọc ngang để làm kỷ niệm. Rồi họ cười nói, vui đùa trên những chiếc cầu xi măng ngoằn ngoèo trong rừng.
Cách đó không xa, mấy đứa trẻ vẫn miệt mài bổ cuốc vào gốc Đước để tìm kiếm từng con giun...
Theo Infonet