Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Tổng cục phó Tổng cục Du lịch, nguồn kinh phí 25 tỷ đồng mà Chính phủ dành cho xúc tiến du lịch vẫn chưa được các bộ ngành cấp phát, trong khi cơ hội quảng bá cho chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam" đang qua dần.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành du lịch bị ảnh hưởng mạnh nhất. Từ đầu tháng 1, Tổng cục Du lịch đã khởi động chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam" với hàng loạt tour giảm giá trong nước nhằm thu hút khách quốc tế.
Nhằm hỗ trợ ngành du lịch, Chính phủ đã quyết định cấp 25 tỷ đồng từ Quỹ xúc tiến Đầu tư thương mại du lịch từ năm 2008. Tuy nhiên đến nay, gói kinh phí này vẫn chưa được các bộ ngành thẩm định cấp phát.
Trao đổi với
Trao đổi với PV, Tổng cục phó Nguyễn Mạnh Cường cho hay, quy chế sử dụng số tiền này vẫn đang chờ ý kiến của các ngành, chưa được Thủ tướng phê duyệt. Do vậy, kinh phí xúc tiến chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam" ra nước ngoài từ đầu năm nay phần lớn phải đi vay, quảng bá cầm chừng, chưa tạo điểm nhấn.
"Chi phí tham dự triển lãm, hội chợ tại Tây Ban Nha, Đức, Australia rất tốn kém. Ví dụ, thuê một khu đất để các đơn vị lữ hành triển lãm tại Đức đã tiêu tốn khoảng 1 tỷ đồng", ông Cường cho biết.
Các chương trình nhằm quảng bá chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam" trên kênh CNN (khu vực Âu - Mỹ - Australia), truyền hình Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), NHK (Nhật Bản), KBS (Hàn Quốc), tổ chức đưa doanh nghiệp, nhà báo trong nước tìm hiểu các điểm du lịch mới... cũng chưa thể xúc tiến do thiếu tiền.
Theo ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP HCM, cần phải có cơ chế tài chính thông thoáng để thực hiện kịp thời quảng bá du lịch. Nếu không Việt Nam sẽ lỡ mất cơ hội thu hút khách quốc tế.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty du lịch Hanoitourist cho biết, do lượng khách giảm nên đơn vị thận trọng khi tham gia xúc tiến ở nước ngoài vì chi phí cao. Một số địa phương và doanh nghiệp gần đây cố gắng tự xúc tiến quảng bá ở một số nước nhưng quy mô nhỏ, phải "cầu cạnh" hàng không, khách sạn giảm giá.
Trong 2 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm 10% so với cùng kỳ.
, Tổng cục phó Nguyễn Mạnh Cường cho hay, quy chế sử dụng số tiền này vẫn đang chờ ý kiến của các ngành, chưa được Thủ tướng phê duyệt. Do vậy, kinh phí xúc tiến chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam" ra nước ngoài từ đầu năm nay phần lớn phải đi vay, quảng bá cầm chừng, chưa tạo điểm nhấn.
"Chi phí tham dự triển lãm, hội chợ tại Tây Ban Nha, Đức, Australia rất tốn kém. Ví dụ, thuê một khu đất để các đơn vị lữ hành triển lãm tại Đức đã tiêu tốn khoảng 1 tỷ đồng", ông Cường cho biết.
Các chương trình nhằm quảng bá chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam" trên kênh CNN (khu vực Âu - Mỹ - Australia), truyền hình Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), NHK (Nhật Bản), KBS (Hàn Quốc), tổ chức đưa doanh nghiệp, nhà báo trong nước tìm hiểu các điểm du lịch mới... cũng chưa thể xúc tiến do thiếu tiền.
Theo ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP HCM, cần phải có cơ chế tài chính thông thoáng để thực hiện kịp thời quảng bá du lịch. Nếu không Việt Nam sẽ lỡ mất cơ hội thu hút khách quốc tế.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty du lịch Hanoitourist cho biết, do lượng khách giảm nên đơn vị thận trọng khi tham gia xúc tiến ở nước ngoài vì chi phí cao. Một số địa phương và doanh nghiệp gần đây cố gắng tự xúc tiến quảng bá ở một số nước nhưng quy mô nhỏ, phải "cầu cạnh" hàng không, khách sạn giảm giá.
Trong 2 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm 10% so với cùng kỳ.
Theo Vnexpress.