Chưa tìm lại nụ cườiTrong công việc tiếp dân, đúng là dân có nhiều kiểu người. Vậy người công chức phải biết được điều này và rèn luyện cho mình trước. Nếu khó chịu mà cau có quát tháo thì chẳng ra làm sao cả, mà ảnh hưởng đến chính mình và công việc.

Chuyên gia tâm lý Liên Phương: Sự thay đổi cần ở cả 2 phía

Có thể cảm thông phần nào, nhưng không thể chấp nhận được việc công chức cau có khi tiếp dân, dù với bất cứ lý do gì. Để khắc phục việc người với người cứ cau có với nhau chốn công sở, theo tôi cần sự cố gắng ở cả 2 phía. Đặc biệt về phía công chức, cần rèn luyện tâm trí, tâm thần (giống như luyện yoga vậy). Nên có các yếu tố làm mềm môi trường làm việc, hỗ trợ tinh thần như: Cây xanh, tranh ảnh, một lọ hoa tươi... Đôi khi căng thẳng quá, cần dành 1-2 phút thư giãn, đứng lên, hít thở sâu, hướng tới sự quan sát hoặc một câu nói ngoài cong việc. Nếu lúc đó tạm thời không có khách đến làm việc thì có thể đùa cợt, tức là có những câu nói đùa với đồng nghiệp.

Thường gặp một người không có thiện cảm, chúng ta hay nhăn mặt cau có theo phản xạ tự nhiên. Nhưng nếu biết những kỹ năng giao tiếp, dù gặp bất cứ đối tượng nào, dù trong lòng khó chịu, nhưng cũng sẽ biết cách thông cảm. Chẳng hạn, một người dân văn hóa cao nhưng cứ thích gây sự, một người khác cứ cáu nhặng xị, thậm chí chửi tục... ta sẽ nghĩ rằng thái độ của họ là có lý do, cái xấu của họ cũng xuất phát từ sự có lý. Nếu nghĩ được như vậy, người công chức sẽ cảm thấy đỡ áp lực hơn. Tất nhiên, điều này không dễ dàng, nhưng có thể thay đổi cách nghĩ và cách ứng xử nếu rèn luyện.

Trong công việc tiếp dân, đúng là dân có nhiều kiểu người. Vậy người công chức phải biết được điều này và rèn luyện cho mình trước. Nếu khó chịu mà cau có quát tháo thì chẳng ra làm sao cả, mà ảnh hưởng đến chính mình và công việc. Trong công sở, cũng nên thường xuyên có những buổi sinh hoạt, trao đổi nghiệp vụ, kiểu như: Nếu gặp người khách khó tính thì làm như thế nào? Giao tiếp với công chức cũng cần coi như nghiệp vụ và cần phải học, phải rèn luyện.

Trung tá Trần Quốc Hải (trưởng Công an phường Đồng Tâm): Do gắng sức nhiều, đôi khi anh em cáu gắt

"Hiện nay, toàn bộ quân số biên chế của Công an phường Đồng Tâm có 15 người. Đặc biệt, phường Đồng Tâm lại có sự hiện diện của hai trường đại học lớn là Bách Khoa và Xây Dựng. Việc phải đảm bảo trật tự an ninh và quản lý người trên địa bàn luôn diễn ra rất căng thẳng, anh em luôn phải căng sứ để hoàn thành nhiệm vụ. Do gắng sức nhiều nên đôi khi anh em lớn tiếng, cáu gắt... thậm chí nói cụt lủn với dân, chúng tôi xin nhận góp ý của bà con. Để giảm áp lực cho anh em, hàng tuần chúng tôi thường tổ chức thi đấu thể thao như đánh cầu lông, chơi bóng bàn... Đó là cách xả căng thẳng tốt nhất", ông Hải nói.

Ông Đặng Thành Công (phó chủ tịch UBND phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội): Lần nào chúng tôi cũng bị stress

Ở phường Kim Mã chia ra làm 2 mảng là Văn xã và Kinh tế đô thị, mỗi ngày có tới hàng chục, thậm chí hàng nghìn bộ hồ sơ xin chứng thực, công chứng. Bình quân mỗi ngày có khoảng 5-10 bộ hồ sơ xin phép xây dựng. Về mảng đất đai, mỗi tháng chúng tôi phải giải quyết tới gần 100 bộ hồ sơ mà tất cả phải giải quyết trong ngày. Với khối lượng công việc lớn như vậy, hầu như lúc nào chúng tôi cũng bị stress. Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định đó là công việc chung, phải hoàn thành. Hàng năm, Nhà nước cũng cho chúng tôi đi du lịch, nghỉ ngơi để "tái sinh" năng lượng nhưng theo tôi để tìm được nụ cười nơi công sở vẫn rất khó.

Theo KH&ĐS.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC