Công chức cắp ô, người Việt chơi facebook 2,5 tiếng/ngàyFacebook được sử dụng chủ yếu để trò chuyện với bạn bè hoặc truy cập vào trang Facebook của một thương hiệu nào đó.

 Ở Việt Nam, tính đến tháng 01/2015, lượng người dùng Facebook mỗi ngày đã tăng 43% so với cùng kì năm ngoái. Số lượng người dùng Facebook trên nền tảng di động còn chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng hơn, với 55% tăng thêm cũng trong khoảng thời gian trên.

Bên cạnh đó, mỗi tháng Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook, trong đó có 27 triệu người hoạt động trên di động. Mức dùng Facebook của người Việt cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình mỗi ngày trên toàn cầu.

Cụ thể, có tới 3/4 người Việt dùng Facebook có độ tuổi từ 18-34 tuổi, trong đó hoạt động phổ biến nhất của người dùng Facebook tại Việt Nam là trò chuyện với bạn bè, truy cập trang Facebook của thương hiệu.

Những số liệu này có thể thấy di động hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Và đã có 36% tổng dân số Việt Nam hiện đang tham gia nền tảng di động.

Như vậy, con số này đã tăng gấp ba lần 10,6 triệu người Việt dùng Facebook kể từ cuối năm 2012, theo số liệu của InternetWorldStats.

Mỗi ngày, có đến 20 triệu người Việt dùng Facebook và 17 triệu người lướt Facebook trên di động. Trung bình mỗi người dành đến 2,5 giờ cho các hoạt động chủ yếu gồm trò chuyện với bạn bè, truy cập vào các trang thương hiệu, cửa hàng trên Facebook. Tăng so với thời gian trung bình 2,4 giờ sử dụng mạng xã hội vào đầu năm 2014 do WeAreSocial công bố.

Theo Allin1Social, đàn ông Việt sử dụng Facebook nhiều hơn phụ nữ, tỉ lệ 54,4% - 45,6%.

Công chức cắp ô, người Việt chơi facebook 2,5 tiếng/ngày_0

Người Việt dành quá nhiều thời gian trong ngày cho việc lên facebook

Những con số này không khỏi làm chúng ta nhớ đến con số đánh giá về năng suất lao động (NSLĐ) của VN. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.

Cụ thể, NSLĐ của Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần.

Trong 3 năm 2011-2013, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam chỉ hơn 3%/năm, trong khi GDP vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 5%. Tức là NSLĐ còn tăng chậm hơn cả tăng GDP quốc gia.

Đây cũng là một cảnh báo, nếu Việt Nam vẫn không có những điều chỉnh kịp thời thì tốc độ tăng chậm của NSLĐ sẽ kéo tăng trưởng GDP quốc gia xuống và Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu của một nước công nghiệp hóa.

Trong một câu chuyện liên quan khác, câu hỏi có bao nhiêu công chức cắp ô vẫn làm nóng nghị trường quốc hội lần này. Dư luận vẫn hoài nghi, có phải chỉ có 30% trong số 2,8 triệu công chức hiện nay đang "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" hay không?

"Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí.

Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào", Phó thủ tướng nói.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC