Khi mà tình trạng “đất người chết lấn hết đất người sống” đang trở thành một vấn đề nan giải của thành phố Huế thì cũng là lúc những người dân sống ven nghĩa địa Tam Thai bắt đầu sáng tạo ra một nghề mới: đi ùn “mộ gió” đem bán.
Bằng cách xâm chiếm, lập mồ giả trên những khu đất còn bỏ trống đem rao bán cho người dân để chôn cất người chết, những người chuyên làm nghề kinh doanh “mộ gió” ở nghĩa trang Tam Thai bỗng “phát tài” nhờ cái nghề có một không hai này!
Bán mồ… giả!
Tại nghĩa trang Tam Thai một buổi sáng, chúng tôi bắt gặp mấy cha con anh T. đang lúi húi cào đất ùn cao thành những nấm mồ nằm san sát nhau, miệng không ngớt thao thao bất tuyệt “quảng cáo” về lô đất với một ông khách từ thành phố lên. Sau một thời gian bàn bạc, cuối cùng ông khách cũng rút ra mấy tờ giấy bạc một trăm ngàn gọi là “đặt cọc”. Cầm xấp tiền trên tay, anh T. nói với theo: “có ai muốn mua đất xây mộ bác cứ chỉ lên gặp tui, mua mấy cũng có hết!”.
Hỏi ra mới biết, để có được một chỗ nằm ở nghĩa địa, bây giờ người dân phải cất công lặn lội đi lùng mua với giá đắt chẳng kém gì đất ở cho người sống. Ông Nguyễn Phước Nguyên, vừa mua được một miếng đất nhỏ tại nghĩa trang cho biết, để có miếng đất cho người cha của ông an nghỉ sau khi qua đời ông đã phải bỏ ra gần ba triệu bạc. “Thế là còn rẻ đấy, nếu nằm ở vị trí đẹp đầy đủ “thiên thời địa lợi” thì cả chục triệu bạc một mộ phần”, ông nói.
Bằng cách xâm chiếm, lập mồ giả trên những khu đất còn bỏ trống đem rao bán cho người dân để chôn cất người chết, những người chuyên làm nghề kinh doanh “mộ gió” ở nghĩa trang Tam Thai bỗng “phát tài” nhờ cái nghề có một không hai này!
Bán mồ… giả!
Tại nghĩa trang Tam Thai một buổi sáng, chúng tôi bắt gặp mấy cha con anh T. đang lúi húi cào đất ùn cao thành những nấm mồ nằm san sát nhau, miệng không ngớt thao thao bất tuyệt “quảng cáo” về lô đất với một ông khách từ thành phố lên. Sau một thời gian bàn bạc, cuối cùng ông khách cũng rút ra mấy tờ giấy bạc một trăm ngàn gọi là “đặt cọc”. Cầm xấp tiền trên tay, anh T. nói với theo: “có ai muốn mua đất xây mộ bác cứ chỉ lên gặp tui, mua mấy cũng có hết!”.
Hỏi ra mới biết, để có được một chỗ nằm ở nghĩa địa, bây giờ người dân phải cất công lặn lội đi lùng mua với giá đắt chẳng kém gì đất ở cho người sống. Ông Nguyễn Phước Nguyên, vừa mua được một miếng đất nhỏ tại nghĩa trang cho biết, để có miếng đất cho người cha của ông an nghỉ sau khi qua đời ông đã phải bỏ ra gần ba triệu bạc. “Thế là còn rẻ đấy, nếu nằm ở vị trí đẹp đầy đủ “thiên thời địa lợi” thì cả chục triệu bạc một mộ phần”, ông nói.
Tìm đến ban quản lý nghĩa trang Tam Thai, chúng tôi ngỏ ý muốn tìm một khu đất trống để lập mộ thì một cán bộ tại đây nói thẳng: “đất trống giờ chẳng còn nữa đâu, toàn bộ đã có chủ cả, anh muốn có chỗ chôn cất thì phải bỏ tiền ra mua thôi”. Nói rồi ông chỉ cho chúng tôi tìm hỏi nhà ông M. ở ngay sát chân nghĩa trang. Theo vị này thì ông M. là một trong những người đang sở hữu nhiều lô đất trống nhất tại nghĩa trang Tam Thai.
Một người dân cho biết, ở nghĩa trang Tam Thai có cả chục người chuyên sống bằng nghề bán đất làm lăng mộ, người ít thì vài khu đất trống, còn người nhiều cũng nắm trong tay cả chục lô. Số đất này vốn là đất họ sở hữu từ trước do khai hoang, sau này khi nghĩa trang mồ mả được chôn cất nhiều thì nhận thấy đất bán phục vụ việc chôn cất mồ mả sẽ có giá nên họ rào lại thành từng lô để rao bán.
Tuy nhiên, những lô đất “hợp pháp” này giờ đã bán gần hết. Nhiều nhất vẫn là “mộ gió” được những người dân ở đây ùn lên rồi rao bán, những người có trong tay nhiều “mộ gió” được gọi là “trùm” và hầu hết đất của các trùm này đều là đất do “nhanh tay mà có”.
Trùm “mộ gió”
Ngoài bán đất trống cho người dân làm chỗ mai táng người chết, những “trùm” lăng mộ còn có cả những khu lăng mộ bề thế đã xây cất sẵn dành để bán. Theo những người dân thì việc kinh doanh mồ mả sẵn này có lợi nhuận rất cao, chỉ những “trùm” nhiều tiền mới làm nổi, còn phần nhiều là người ta đi un mộ gió để bán.
Tại nghĩa trang Tam Thai, ông L.M được coi là người nắm trong tay nhiều đất nhất tại nghĩa địa. Ông M. nhiệt tình dẫn chúng tôi đi tham quan những lô đất của mình. Ông khoe rằng, dọc cả nghĩa địa này từ đầu đến cuối chỗ nào cũng có đất của ông; từ “thượng vàng” đến “hạ cám” và tuỳ vào “địa thế long mạch” mà giá đắt rẻ cũng khác nhau. Ông M. cho biết, một mét vuông rẻ nhất cũng có giá 250 ngàn đồng, đắt nhất là 370 – 500 ngàn đồng.
“Những lô đất rộng nằm ở nghĩa địa này là đất của tui khai hoang từ trước khi có nghĩa địa, đất bán theo lô nên giá hơi mắc”.
Ngoài “trùm” M. thì tại nghĩa trang Tam Thai còn có một số “trùm” khác cũng nắm trong tay rất nhiều mộ gió như ông Th, ông L… Tất cả các trùm này đều sống ven nghĩa trang và cũng nhanh chóng giàu lên nhờ bán đất xây lăng mộ. Cũng như ông M. hầu hết các trùm này đều giành nhau lập mộ gió từ vài năm trước để đến giờ rao bán, càng ngày quỹ đất nghĩa địa càng hẹp dần thì giá “mộ gió” cũng theo đó mà đắt đỏ theo.
Thắp hương khấn… mồ giả!
Suốt trọn một buổi sáng, trên tay chồng hương và những túi hoa quả, một người đàn ông cứ rảo bước từ khu đồi này qua khu đồi khác. Thỉnh thoảng ông lại dừng chân tại một gò đất được đắp cao rồi cắm lên đó một nắm hương với vẻ hời hợt, điều lạ lùng là dù thắp hương cho mộ nhưng chẳng bao giờ thấy ông… cúng vái. Hỏi ra mới biết ông chính là một trong những “trùm” mộ gió đang đi thăm viếng ngôi mộ giả của mình.
Theo các “trùm” mộ gió thì việc thường xuyên thăm viếng, thắp hương như thế sẽ dễ dàng “quản lý” được số mộ của mình, để cho những người đến tìm đất nghĩ rằng đó là mộ thật mà không đào lên lập mộ.
Tại nghĩa địa Tam Thai, có những lô đất rộng với từng nấm mồ đất nằm chi chít, một điều dễ nhận thấy ở những “khu mộ tập thể” này là chúng được người ta hương khói, thăm viếng hết sức thường xuyên. Nếu chỉ nhìn qua khó ai có thể tưởng tượng được tất cả đều chỉ là… mộ gió.
Không chỉ dừng lại ở việc ùn đất lập mộ gió, dựng bia để giữ đất mà nhiều trùm còn kinh doanh cả mộ làm sẵn. Để “chắc ăn”, họ thuê hẳn thợ về xây cất thành các lăng huyệt hoành tráng, chỉ chờ người đến mua là rao bán. Giá các ngôi mộ làm sẵn này thường cao gấp nhiều lần so với mộ gió và tỏ ra chắc ăn vì “chẳng ai dám đụng đến mộ đã cất bao giờ”!
Theo Tiếp thị.