Khảo sát của ĐH Columbia từng cố vấn cho Liên Hiệp Quốc cho thấy Việt Nam xếp thứ hạng 96/157 nước trên thế giới về hạnh phúc.

 

Ngày 15/3, kết quả cuộc khảo sát do Hệ thống các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) và Viện trái đất tại Đại học Columbia, Mỹ đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 96 trong tổng số 157 nước trên thế giới.

Điều gì khiến Việt Nam hạnh phúc thứ 96 trên thế giới - 0

Cuộc khảo sát trên dựa vào 8 tiêu chí: tỷ lệ GDP đầu người, phúc lợi xã hội, số năm sống khỏe mạnh so với tuổi thọ trung bình, mức tự do quyết định lựa chọn, tỉ lệ đóng góp từ thiện so với GDP đầu người, tỷ lệ phát hiện tham nhũng, chỉ số tâm lý tích cực và chỉ số tâm lý tiêu cực.

Đây là lần thứ 4 báo cáo về chỉ số hạnh phúc được công bố.

Qua báo cáo lần này, SDSN hối thúc các quốc gia cùng việc theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế cần phải tích cực giải quyết vấn đề bất bình đẳng và tăng cường bảo vệ môi trường.

Theo bảng xếp hạng đánh giá giai đoạn từ năm 2013-2015, Việt Nam đạt 5.091 điểm, xếp thứ 96.

Điều gì khiến Việt Nam hạnh phúc thứ 96 trên thế giới - 1

Thứ hạng 96 của Việt Nam trên 157 nước phụ thuộc vào nhiều tiêu chí của SDSN. Ảnh: Báo cáo của SDSN năm 2016.

 

Trước đó, năm 2014, Việt Nam đứng thứ nhì trên thế giới về Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc HPI trong tổng sô 151 quốc gia được đánh giá, theo nghiên cứu của trang Movehub.

Theo bản báo cáo của Movehub năm nay, Việt Nam có chỉ số HPI là 64. HPI đánh giá theo tiêu chí "xem trọng các biện pháp, mức độ mà một nước áp dụng để cung cấp cuộc sống hạnh phúc, lâu dài và bền vững cho người dân”, chứ không theo mức độ giàu có.

HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái.

HPI được xem là cách đánh giá mức độ sống của người dân ở mỗi quốc gia tốt hơn các chỉ số như GDP (tổng sản phẩm nội địa) hay HDI (chỉ số phát triển con người).

Báo cáo kết quả nghiên cứu của SDSN về chỉ số hạnh phúc được công bố vừa qua là lần thứ 4 được công bố. Qua báo cáo lần này, SDSN cũng hối thúc các quốc gia gcùng việc theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế cần phải tích cực giải quyết vấn đề bất bình đẳng và tăng cường bảo vệ môi trường.

Với 7,526 điểm, Đan Mạch từ hạng ba trong bảng xếp hạng năm ngoái, vươn lên hạng nhất, soán ngôi của Thụy Sĩ. Trong top 10 quốc gia hạnh phúc nhất, các nước ở bán đảo Scandinavi chiếm ưu thế. Danh sách gồm: Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy, Phần Lan, Canada, Hà Lan, New Zealand, Úc và Thụy Điển.

Tại khu vực châu Á, Singapore là quốc gia hạnh phúc, đứng thứ 22 thế giới. Thái Lan đứng thứ 33; Malaysia hạng 47; Nhật thứ 53 và Trung Quốc thứ 83.

10 quốc gia đội sổ là Afghanistan, Syria cùng tám nước vùng hạ Sahara ở châu Phi: Togo, Burundi, Benin, Rwanda, Burkina Faso, Bờ biển Ngà, Guinea và Chad.

Giáo sư Jeffrey Sachs, người đứng đầu SDSN và là cố vấn đặc biệt cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon nhận xét về hạng 13 của nước Mỹ:

"Danh sách này là một thông điệp cảnh tỉnh với nước Mỹ. Trong vòng 50 năm qua, nước Mỹ vốn giàu lại giàu thêm rất nhiều nhưng không hạnh phúc hơn".

Trong danh sách công bố năm 2016, giáo sư Sachs chỉ ra Costa Rica (hạng 14) là ví dụ điển hình về việc một quốc gia hoàn toàn có thể hạnh phúc và "khỏe mạnh" mà không nhất thiết phải là cường quốc kinh tế.

Theo BBC, SDSN, Báo Đất Việt

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC