20081109 11 55Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị

Không hẹn mà gặp, có rất nhiều phát ngôn đáng chú ý xoay quanh sự kiện Hà Nội bị ngập lụt tuần qua.
- “Dân còn ỷ lại Nhà nước” – đó là nhận định dễ gây "sốc” của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

 

hơn một ngay sau trận mưa “bom tấn” bắt đầu giáng xuống Hà Nội khiến Thủ đô thành một cái hồ lớn, bao người dân phải sống trong cảnh khổ sở.

Nguyên văn câu nói là: “Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm”. (VietNamNet, 2/11).

Tuy nhiên, ngay sau đó, cũng trên VietNamNet ngày 5/11, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã chân thành giãi bày: "Tôi  thực sự rất lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người về những lời gây nên sự bức xúc và bị phê phán.

Tôi đã nói lên sự lo lắng, bức xúc của mình vào lúc người dân cũng đang vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, tôi tin rằng mỗi người sẽ được mọi người nhận xét, đánh giá thông qua cả việc làm và lời nói, và nhất là việc làm trên thực tế. Tôi nói điều này vừa để xin lỗi, vừa để nói lên niềm tin nơi mọi người".

20081109 11 56 17 0

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu

- Tại Hội nghị triển khai phòng chống dịch bệnh khẩn cấp do hậu quả bão lụt vào sáng 6/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh: “Nếu dịch bệnh xảy ra, phải phát hiện và khoanh vùng được ngay từ ca đầu tiên. Nơi nào kiểm soát dịch chặt chẽ, tức là đã lập công; còn để khi có dịch lan rộng, tức là có tội".

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Triệu bị Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân “nhắc nhở” vì Bộ Y tế ban hành quy định 33 và 34 “ngực lép” không được lái xe bị dư luận phản đối, sau phải rút lại. (VTV News, 3, 6/11)

- Vừa qua “đại hồng thủy” thì tin vỡ đê ở Hà Đông lan rộng. Hóa ra đó chỉ là tin đồn thất thiệt, không có căn cứ nhưng đã đủ khiến một bộ phận dân cư nháo nhác. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, tin đồn vỡ đê lan truyền ngày 4/11 xuất phát từ sơ suất đánh máy trong công văn của lãnh đạo UBND Hà Đông.

Đoạn văn bản nguyên văn là “các đơn vị phòng ngừa, chuẩn bị phương án sơ tán dân trước 5h chiều”. Tuy nhiên, cán bộ văn phòng đã đánh máy thiếu hai chữ “chuẩn bị”, khiến nhiều người hiểu lầm, thế là tin đồn sơ tán dân lan rộng toàn thành phố. (VnExpress, 6/11)

20081109 11 56 20 1

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo (Ảnh: VTC News)

- “Đừng hỏi tôi chi tiết quá!” – cũng là một “phát ngôn ấn tượng” nữa của quan chức, và ở đây là ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Đó là câu trả lời cho câu hỏi: “Thưa ông giai đoạn I (trị giá 100 triệu USD) của dự án thoát nước chúng ta đã triển khai được những hạng mục gì?”.

Câu hỏi tiếp: “Ông có nói, tất cả dự án thoát nước Hà Nội vay vốn nước ngoài, vậy ông đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng vốn vay cho các dự án quan trọng này?”. Ông Thảo trả lời vẻn vẹn: “Hai vấn đề này không liên quan tới nhau” (VTC News, 3/11)

- Vẫn chưa hết, Phó chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi còn có so sánh vừa tạo cảm giác vui "Tôi cảm giác lãnh đạo thành phố đi thị sát thực tế nhiều hơn công nhân thoát nước" khi lãnh đạo thành phố có chỉ đạo các lực lượng khẩn trương cứu trợ dân, tìm phương tiện đi lại cho người dân đối với các khu vực đông dân cư vẫn bị ngập nặng như Tân Mai, Linh Đàm, Định Công, Nam Đồng. (VnExpress, 5/11)

Em Vân Anh và 21 người xa Hà Nội vì ngập lụt

“Chúng tôi khuyên nên ở nhà, nhưng Vân Anh vẫn nhất định đi. Cháu bảo con là cán bộ lớp, nghỉ thì cô mắng chết”, ông Nguyễn Hải, bố của em Vân Anh (học lớp 7A trường THCS Bế Văn Đàn) nhớ lại ngày mưa buồn 1/11 ở Hà Nội, khi con gái mình bị tụt chân, rơi cả người và xe đạp xuống miệng cống thoát nước mở ở hồ Nam Đồng.

20081109 11 56 23 2

Hà Nội những ngày ngập lụt

Vì khó có thể đưa xe tang vượt qua những đoạn đường lụt lội để xuống nghĩa trang Văn Điển trong những ngày qua nên phải sau 4 ngày, từ khi gia đình có sự giúp đỡ của nhiều người lặn lội tìm được xác em, gia đình Vân Anh mới có thể đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng vào chiều ngày 6/11. (Thể thao & Văn hóa, 6/11)

Theo UBND TP Hà Nội, tính đến 5/10, trận ngập lụt đã cướp đi mạng sống của 21 người.

Để “cứu” Hà Nội và đề phòng nguy cơ lại có thêm một trận mưa lớn kéo đến Hà Nội, tỉnh Hà Nam đã tiến hành bơm nước từ sông Nhuệ vào các cánh đồng của Hà Nam. Vì thế, hoa màu của Hà Nam chìm trong nước, thiệt hại của cây vụ đông khoảng 600 tỷ đồng.

Ông Phạm Bá Tảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, cho biết: “Từ khi tách tỉnh đến nay là hơn chục năm, đây là lần đầu tiên Hà Nam phải bơm nước từ sông vao đồng rồi lại thoát nước từ đồng ra biển. Tuy nhiên, để cứu Hà Nội thì cán bộ và nhân dân Hà Nam không suy tính gì, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thiệt hại, khó khăn”. (Thanh Niên, 6/11)

Mưa như Hà Nội, TP HCM ngập nặng hơn

20081109 11 56 27 3

Bà Lê Thị Xuân Lan

“Đừng để ngập nước xảy ra như ở Hà Nội rồi lúc đó ngồi trách cứ nhau”, thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ nói về việc phải xây dựng kịch bản ngập ở TPHCM trường hợp ngập như Hà Nội.

Một trận mưa đầu tháng 8 ở TPHCM đo được 140mm, nhiều khu vực ở TPHCM đã chìm trong “biển nước”, có đoạn nước ngập hơn 5 tấc nhiều giờ liền. Trong khi đó, lượng mưa ngày 31/11 ở Hà Nội là 347mm.

Ông Trần Xuân Dũng, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải phía Nam cho biết hệ thống thoát nước của TPHCM đã lạc hậu và cần tiếp tục cải tạo, vì quy hoạch về thoát nước trước đây chỉ tính cho 2 hoặc 3 triệu dân, nay dân số đã tăng lên đến gần 10 triệu.

“Nếu TPHCM bị trận mưa lớn và ngập như ở Hà Nội thì thiệt hại càng nặng nề hơn…”, ông Dũng nói. (Tuổi Trẻ, 6/11)

“Nghệ sĩ múa cũng làm quản lý dự án”

20081109 11 56 31 4

ĐB Đỗ Mạnh Hùng

“Hiện nay kinh nghiệm và năng lực của chủ đầu tư và các ban quản lý dự án rất hạn chế, nhiều khi lúng túng dẫn đến chậm trễ. Cái này không phải do lỗi của những người trong ban quản lý dự án vì thực tế do cơ chế hiện nay nên nhiều thầy thuốc, thầy giáo, thậm chí cả nghệ sĩ múa cũng làm quản lý dự án”, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước.

Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) đặt câu hỏi: “Xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước đắt, chậm, chất lượng không cao, hiệu quả thấp do với ngoài nhà nước. Tại sao?”

Nhiều đại biểu khác đã trả lời thẳng một nguyên nhân chính: đó là do những cái bắt tay, móc ngoặc giữa nhà thầu với đơn vị tư vấn thiết kế để rút ruột công trình. (Tuổi Trẻ, 6/11/2008)

“Làm đường sắt cao tốc không thể dựa vào nguồn vốn trong nước”

20081109 11 56 45 5

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng

Bộ Giao thông vận tải đang xúc tiến với cơ quan tư vấn của Nhật Bản lập dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với số vốn đầu tư dự kiến khoảng 33 tỷ USD.

Dự án này, theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, nếu làm thì sẽ "phân kỳ đầu tư” và có thể kéo dài hàng chục năm.

“Chúng ta vẫn phải dựa vào vốn vay ODA và vốn trong nước đối ứng. Nhưng vốn đó đầu tư cho cả một giai đoạn dài có thể tới 20 năm, vì hình thành một tuyến đường như vậy không hề đơn giản. Khi đi sâu vào từng phân kỳ đầu tư, sẽ tính toán cụ thể về kinh phí. Nhưng rõ ràng không thể dựa vào nguồn vốn trong nước; 2/3 là phải đi vay”, ông Dũng nói. (Sài Gòn Tiếp Thị, 3/11)

Xin rút dự án “ngàn sao”

Sau rất nhiều băn khoăn của các chuyên gia trong nước, phản ứng của dư luận, ông Hoàng Kiều, tổng giám đốc công ty Rass (Hoa Kỳ), chính thức xin rút ý định đầu tư thực hiện dự án xây dựng sân khấu, resort... tại Đầm Bấy - Bãi Tre để “phục vụ cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2010”.

20081109 11 56 48 6

Ông Hoàng Kiều

Trước đó, nhân việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010 tại Nha Trang, phía ông Hoàng Kiều xin cấp quyền sử dụng tổng cộng gần 700 ha đất đảo, mặt nước và ven bờ ở nhiều khu vực quan trọng ở danh thắng Nha Trang để đón người đẹp và xây dựng những khu “resort & spa ngàn sao”.

Ông Hoàng Kiều từng rất mau chóng công bố "siêu dự án" trên trước báo giới cùng sự xuất hiện của đương kim Hoa hậu Thế giới Trương Tử Lâm, trong khi đó đến nay, nhà đầu tư này còn chưa có hồ sơ dự án chính thức để trình tỉnh Khánh Hòa xem xét.

Dù xin rút ý định đầu tư dự án nhưng cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2010 vẫn diễn ra tại Nha Trang và có thể sẽ được tổ chức tại một địa điểm trong đất liền. (Tuổi Trẻ, 5/11)

Phát ngôn & Hành động ấn tượng nhất

(tuần từ 31/10 đến 7/11/2008): Đó là “chùm” phát ngôn của các ông Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Khôi về tình hình, diễn biến trận ngập lụt lịch sử ở Hà Nội, khả năng chống đỡ và những trách nhiệm liên quan.



Khi phóng viên đặt câu hỏi về tiến độ, hiệu quả của dự án thoát nước hai giai đoạn với khoảng 200 triệu USD đã và sẽ đầu tư từ nguồn vốn vay thì ông Chủ tịch lại trả lời chung chung. Cười ra nước mắt hơn khi tin đồn vỡ đê là do... lỗi đánh máy!

Và không chỉ người Hà Nội, mà người dân ở các địa phương khác cũng phải cần được cảnh báo và thuộc nằm lòng về trận “đại hồng thủy” ở Thủ đô để hạn chế những thiệt hại về sau và cùng với đó là những nguy cơ dình dập về bệnh tật, chất lượng sống “hậu” ngập lụt, như cách Bộ Y tế đang lo sốt vó cho rằng “nếu để dịch bệnh xảy ra ở thủ đô, ngành Y tế có lỗi gấp 10 lần so với ở các địa phương khác”.

Sau này, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị có nói trên VietNamNet (5/11): "Bằng việc trực tiếp đến những nơi người dân bị thiệt hại, mất mát để thăm hỏi, cứu trợ, tôi cảm nhận sâu sắc những vất vả, cực nhọc, lo toan của người dân" và "tôi thực sự rất lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người về những lời gây nên sự bức xúc và bị phê phán".

Như bình luận của Nhà báo Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp thị, lời xin lỗi của ông Phạm Quang Nghị, về mặt cá nhân sẽ tìm kiếm được không ít cảm thông, rằng ông đã nói như thế khi đang lo lắng và có nhiều bức xúc; về phương diện chung, hy vọng lựa chọn của ông Nghị, một Uỷ viên Bộ Chính trị, sẽ bắt đầu đưa "xin lỗi" trở thành "văn hoá ứng xử", nhất là ứng xử với dân, được trọng dụng trong hệ thống, càng ngày càng rộng rãi.

Mặc dù vậy, nói như Bộ trưởng Cao Đức Phát là "Hà Nội chậm chạp trong giúp dân". Hay như trên VTC News (4/11), đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đưa ý kiến: Phải bỏ tư duy "nhiệm kỳ", may ra Hà Nội mới... bớt ngập! Còn đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng: Lãnh đạo TP phải nhận phần nào trách nhiệm về vụ ngập lụt này.

Theo Tuanvietnam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC