Người Việt dùng hàng Việt, còn khuya!  Thông thường để một quốc gia phát triển và có sức tăng trưởng mạnh mẽ. Vấn đề hàng đầu có lẽ quốc gia đó cần là làm thế nào có được hàng loạt các doanh nghiệp khởi sự từ trong chính quốc gia đó trở nên hùng mạnh.

 Sự hùng mạnh của các doanh nghiệp  đó là từ chổ làm ra các sản phẩm có thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng trong nước và thế giới tín nhiệm. Lẽ đương nhiên sự tín nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp đó từ người tiêu dùng chính là thước đo cho sự thành công khởi sự và điều hành doanh nghiệp của một cá nhân, một tổ chức.

Ngoài ra việc một cá nhân hay tổ chức PR, quảng cáo cho sản phẩm mình ngày càng được rộng rãi người tiêu dùng biết đến, âu đó cũng là việc làm cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp công ty nào cũng cần phải có! tuy nhiên hiện có một bộ phận doanh nghiệp thường hay nổ quá mức trong quảng cáo, thậm chí PR cá nhân một cách thái quá, hoặc dùng các chiêu bài cạnh tranh bẩn để triệt hạ các sản phẩm cùng loại sao cho chỉ còn có mỗi sản phẩm của mình tồn tại, và trở thành kẻ độc quyền phân phối và bán sản phẩm trên thị trường.

Chính cách hành xử bẩn ấy có tác dụng ngược lại kết quả mà những nhà kinh doanh ấy mong muốn. Cho dù cũng được nổi tiếng nhưng là nổi tiếng để người tiêu dùng ghét thậm chí có khuynh hướng tẩy chay sản phẩm đó, nếu họ là người tiêu dùng thông minh! 

Người Việt dùng hàng Việt, còn khuya!_0

1-Chiêu bài đánh bóng tên tuổi cá nhân.

Chắc có lẽ chúng ta không lạ gì tay khởi nghiệp cà phê rang xay mò mẫm ngày nào với thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi như cồn. Việc cà phê TN nổi tiếng thực ra cũng chưa chắc vì sản phẩm đó ngon nổi tiếng và có thương hiệu uy tín vì chất lượng sản phẩm như starbuck, Nestlé, cà phê Biên Hòa,...

Cà phê TN lúc đầu khởi sự với một loạt các cửa hàng nhượng quyền thương mại mọc lên nhan nhãn khắp thành phố. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn hàng loạt các cửa hàng này cũng đóng cửa vì ế. Mới đầu thì có nhiều khách hàng tò mò vì một kiểu kinh doanh mới lạ, thu hút khá nhiều ẩm khách cà phê. Nhưng có điều cà phê này uống vào dễ bị say làm cho gu dân Sài Gòn quen cà phê bắp, cà phê kho vỉa hè, cà phê Expresso không thích vì có vẻ nặng quá.

Điều đáng nói là việc kinh doanh không biết ra sao nhưng về khoảng nỗ và đánh bóng tên tuổi của "ông vua cà phê" này hơi quá lố. Điển hình nhất trong trò chơi lố bịch này là tài trợ xuất bản tác phẩm "Tài năng và đắc dụng". Sách do Sự Thật nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Nội dung quyển sách này là nói về các danh nhân thế giới và trong nước. "Trong cuốn sách, người ta xác định mục tiêu là “khảo sát, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách tài năng và sự nghiệp của một số nhân tài xuất chúng trong lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới” Trong quyển sách ngoài doạn mô tả một số tài năng như Einstein, HCM,..thì đoạn nghiên cứu về tài năng của Đặng Lê Nguyên Vũ là dài  nhất. Đó là còn chưa nói tác phẩm sau khi ra đời bị tố là đạo văn, nguồn:

"Tài năng và đắc dụng" đạo văn: PGS.TS Tung đổ cho GS.TS Lương ....

Ngoài ra nghe nói tài năng cà phê này còn đặt hàng nhạc sĩ Nguyễn Cường sáng tác bản giao hưởng ca ngợi mình gồm có 3 chương, nguồn  Nguyễn Cường đã viết giao hưởng ca ngợi Đặng Lê Nguyên Vũ ..

Độc chiêu hơn nữa là đỉnh cao PR là bài viết ca ngợi của Forbes Đặng Lê Nguyên Vũ được Forbes tôn vinh 'vua cafe Việt'  

2-Chiêu mượn gió bẻ măng. 

Còn nhớ khi tập đoàn Masan khởi sự lập nghiệp sản xuất nước tương, nước mắm, do không thể cạnh tranh với ngành sản xuất nước tương nước mắm truyền thống có lâu đời trong nam. Các đại gia này đã chơi một trò PR khá độc địa đó  là lu loa sản phẩm nước tương Chinsu của mình bị Euro mà cụ thể là Bỉ cấm lưu hành(2005) do phát hiện trong nước tương của Masan có chứa chất 3-MCPD, một hợp chất có thể gây ung thư. Do cách làm nước tương ủ lên men truyền thống từ đậu nành sẽ phát sinh ra chất này.

Có điều lạ là bản thân Chinsu chưa hề xuất khẩu sang  Châu âu, nhưng vì sao lại có tin động trời này. Lý giải cho điều đó Masan bảo rằng không loại trừ một doanh nghiệp nào đó cạnh tranh không lành mạnh dùng nước tương chinsu giả có chứa 3-MCPD. Từ đây Masan bắt đầu làm một loạt các động  thái gây sợ hãi cho người tiêu dùng bằng cách bơm báo chí nói qua đáng về thủ phạm gây ung thư của 3-MCPD. Trao giải thưởng một tỉ đồng cho bất kỳ ai phát hiện chất độc hại này trong nước tương. Bằng thủ đoạn này hàng loạt các cơ sở sản xuất nước tương, đóng cửa vì bị kiểm tra có chất 3-MCPD trong sản phẩm, đưa Chinsu-tam thái tử trở thành một trong thương hiệu nước tương được ưa chuộng, tuy chẳng có vị gì là nước tương truyền thống như Nam Dương, Con mèo, Đông cô,..

Sau thành công vang dội của Tam thái tử , Chin su nhảy vào thị phần nước mắm cũng với chiêu bài trên với nước mắm Nam ngư bằng cách quảng cáo nước mắm hương vị cá hồi trong vắt thơm ngon đến giọt cuối cùng, không đóng cặn. Bất kỳ nước mắm nào đóng cặn là do lên men thối,...không phù hơp sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng xét về thực chất thì bản thân Masan không hề có bất kỳ nhà máy sản xuất nước mắm nào cả mà chỉ có nhà máy pha chế nước mắm từ nguyên liệu của các nhà sản xuất chân chính nhưng không được quảng cáo hay PR nên phải bán lại nguyên liệu cho họ để pha chế tạo thành các thương hiệu nước mắm giả truyền thống? xem them bài viết của SGTT nói về thảm trạng của ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc ,  Bài 1: Sóng gió ở làng nghề,  Sài Gòn Tiếp Thị Online - Bài 2: Nước mắm Phú Quốc mất gốc ngay tại quê nhà

Chính cái lối khuynh đảo thị trường của Masan được tiếp tay bằng quảng cáo sẽ giết chết các ngành sản xuất truyền thống đã có hàng trăm năm, và tạo ra thế hệ mới người tiêu dùng sử dụng hàng giả! Điều này cũng khá giống hiện tượng quảng cáo nổ như pháo của các phòng khám cổ truyền đông y Trung Quốc thời gian qua.

Ngoài các sản phẩm trên, Masan còn làm các sản phẩm bột nêm chinsu được quảng cáo là không bột ngọt, trong khi thực tế lại dùng chất điều vị 627, 631 là chất siêu bột ngọt bị các cơ quan chức năng phát hiện. Mì Omachi làm từ bột khoai tây không lo bị nóng? Mì tiến vua  không dùng dầu chiên?...

Không biết liệu những quảng cáo như vậy có nhà chức trách nào kiểm ra hay không? Tiếc thay một xã hội đầy rẩy tham nhũng như thế này thì mọi điều sai cũng trở thành đúng.

Từ hai ví dụ trên để thấy là bản thân các nhà kinh doanh VN từ nổ quá đáng, đến cạnh tranh bằng các chiêu trò bất lương rõ ràng không xứng đáng mang thương hiệu Việt. Họ chỉ có thể tồn tại vì lừa dối người tiêu dùng một thời gian ngắn nào đó thôi. Bản thân mình chẳng bao giờ sử dụng bất kỳ "sản phẩm" nào trong hai nhà "sản xuất" trên vì chán, và vì khinh! 

Chúng ta những người tiêu dùng thông minh và có lương tâm cũng cần phải suy nghĩ lại, liệu có tiếp tay làm giàu cho các "tài năng" bất lương này hay không?

Theo nghianhan.multiply




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC