Nếu đến nhà hàng Lion City ở quận 1, TP HCM, khách sẽ thấy một ông người Singapore đon đả giới thiệu cho khách các món ẩm thực tại nhà hàng.

Những người nước ngoài tìm đường sang bán đồ ăn cho dân Việt: Người Mỹ bán thịt nướng, người Singapore qua kinh doanh cháo ếch - 0

Ông Harry Ang, nhà sáng lập chuỗi thương hiệu nhượng quyền Lion City là người Singapore đã ở Việt Nam 17 năm

Những người ngoại quốc sang Việt Nam khởi nghiệp F&B

Ông Harry Ang, đã ở Việt Nam 17 năm, ông chủ chuỗi nhà hàng Lion City tại TPHCM thường được nhân viên tôn vinh là "nhân viên marketing cừ khôi nhất". Họ tin rằng, cách ông chủ giao tiếp với khách cũng là một nhân tố kéo khách đến với nhà hàng.

Vốn là một kiến trúc sư, ông Harry bắt đầu công việc này dường như không liên quan gì đến ngành mình học: bán cháo ếch tại Việt Nam. Ông Harry Ang đặc biệt yêu thích hương vị các món ăn truyền thống Singapore. Yếu tố "truyền thống" được ông rất chú trọng qua việc chọn lựa các nguyên liệu truyền thống chính gốc, nhập khẩu từ Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Sri Lanka.

Đến nay, Lion City đã có 6 nhà hàng với cả trăm món tại TP HCM và đã bắt đầu nhượng quyền tại Malaysia. Ông Harry đánh giá thị trường Việt Nam rất tiềm năng cho các chuỗi nhà hàng, đặc biệt là TP HCM.

Những người nước ngoài tìm đường sang bán đồ ăn cho dân Việt: Người Mỹ bán thịt nướng, người Singapore qua kinh doanh cháo ếch - 1

Món cháo ếch Singapore.

TP.HCM được xem là ASEAN thu nhỏ khi là điểm giao thoa các nền văn hóa ẩm thực. Nếu như trước đây, rất khó để tìm các món ăn đến từ các quốc gia Hồi Giáo, những đất nước có rào cản tôn giáo và yêu cầu khắt khe về ẩm thực thì nay các chuỗi nhà hàng phục vụ các món này đã có mặt tại Việt Nam.

Cơ hội tại thị trường Việt Nam là rất lớn với ngành F&B khi ngày càng nhiều người quan tâm đến nhu cầu trải nghiệm dịch vụ ăn uống đẳng cấp, kết hợp giữa thực phẩm thuần túy mang bản sắc đặc trưng vùng miền, phong cách phục vụ hạng sang trong một không gian ấm cúng mà hiện đại.

Hai người bạn Tim Scott và Mark Gustafson vì thấy thị trường của các món nướng rất lớn nên đã mở quán sườn heo nướng. Sau khi bán đồ nướng, hai người ngoại quốc lại thấy người Việt rất thích uống bia nên đã bán những ly bia thủ công kèm với đồ nướng. Đến giờ, quán Ụt Ụt và BiaCraft của hai anh chàng người Mỹ này được nhiều bạn trẻ yêu thích. Quán thứ 5 sẽ được mở vào tháng 6 tới và dự kiến sẽ tăng lên con số 10 vào cuối năm nay.

Những người nước ngoài tìm đường sang bán đồ ăn cho dân Việt: Người Mỹ bán thịt nướng, người Singapore qua kinh doanh cháo ếch - 2

Tim và Mark.

Một trường hợp khác, Vincent Mourou-Rochebois, một người Mỹ, cho biết ban đầu rất nhiều người nói anh và người đồng sáng lập gốc Nhật Bản Samuel Maruta bị điên khi sản xuất socola Marou. Họ cho rằng người Việt Nam thích dùng sữa, dùng trà chứ không thích thứ đắng đắng như socola.

Những người nước ngoài tìm đường sang bán đồ ăn cho dân Việt: Người Mỹ bán thịt nướng, người Singapore qua kinh doanh cháo ếch - 3

Samuel và Vincent.

Tuy nhiên, anh Vincent và Samuel Maruta vẫn nhìn thấy tiềm năng của ngành này và thấy đây là cơ hội lớn vì Việt Nam sở hữu vùng trồng cacao rất lớn. Hai người thực sự muốn làm điều gì đó khác biệt.

Những người nước ngoài tìm đường sang bán đồ ăn cho dân Việt: Người Mỹ bán thịt nướng, người Singapore qua kinh doanh cháo ếch - 4

Sản phẩm Socola Marou.

Vincent và Samuel đã lặn lội khắp Nam kỳ lục tỉnh của Việt Nam để làm việc trực tiếp với người nông dân, nhằm tìm được nguồn nguyên liệu socola tốt. Theo họ, việc khó khăn nhất là tìm được nguồn nguyên liệu tốt, còn những việc sau đó thì đơn giản hơn.

Ban đầu, khi đó là năm 2011, tham vọng của 2 nhà sáng lập là tạo ra loại socola bean-to-bar đầu tiên của Việt Nam. Socola Bean-to-Bar là loại socola được cùng một nhà sản xuất thực hiện toàn bộ từ khâu xử lý hạt cacao đến khi xuất xưởng thanh sôcôla.

4 năm sau đó, Marou đã gây bất ngờ cho toàn thế giới với một thương hiệu thanh socola cao cấp Marou, điều hành doanh nghiệp có lợi nhuận và còn góp phần giúp Việt Nam có mặt trong bản đồ socola thế giới. Nhiều tờ báo danh tiếng của Mỹ cũng đã khen socola Marou.

Đó chỉ là một vài ví dụ trong số rất rất nhiều ông chủ gốc gác nước ngoài đã tìm đến quốc gia hình chữ S để kinh doanh ẩm thực, đặc biệt là những món ăn quê hương họ. Và như nhiều thị trường khác, Việt Nam đang ngày càng đón nhận nhiều trào lưu và xu hướng ẩm thực lớn khắp từ Đông sang Tây trên phạm vi toàn cầu.

Nhiều quỹ ngoại đầu tư vào F&B và nhượng quyền thương hiệu sôi nổi

Năm 2008, Mekong Capital rót 2,6 tỷ đồng vào Golden Gate và chuỗi này thành công rất lớn.

Năm 2016, Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund III đã đầu tư 6,9 triệu USD (khoảng hơn 150 tỷ đồng) vào Công ty sở hữu chuỗi Nhà hàng Wrap & Roll.

Sau này, Wrap & Roll đầu tư vào Công ty TNHH Quán Ụt Ụt (sở hữu 2 thương hiệu Ụt Ụt và BiaCraft). Dự định trong năm nay, 2 chuỗi này sẽ có tổng số quán là 10.

Khoảng chục năm trở lại đây, các chuỗi nhà hàng Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa, Nhật Bản, và những thương hiệu thức ăn nhanh của Mỹ cũng tấp nập vào thị trường Việt Nam qua hoạt động nhượng quyền thương mại. 

Đại diện thương mại nhiều "ông lớn" trong ngành kinh doanh ẩm thực thế giới như Little Caesars, Jumbo Group, The Boiling Crab, Element Fresh... đã có mặt tại Việt Nam để xúc tiến nhượng quyền, mở rộng chuỗi nhà hàng thực phẩm, đồ uống.

Hiện nay, nhiều cái tên đã trở nên quen thuộc với người Việt, xuất hiện rộng khắp, như các chuỗi đồ ăn nhanh BBQ Chicken, Burger King, McDonald’s, chuỗi đồ uống như Starbucks, Gong Cha, Ding Tea... Nhiều thương hiệu ngoại đang tiếp tục mở rộng ra Đà Nẵng, Hải Phòng thông qua nhượng quyền kinh doanh.

Theo một báo cáo tại Việt Nam, gần 50% chi tiêu của mỗi hộ gia đình là dành cho lương thực thực phẩm, và mức tiêu thụ này dự báo sẽ tăng 61,6% trong giai đoạn 2012-2017. Tiềm năng của thị trường ẩm thực tại Việt Nam còn rất lớn. 

 

Nguồn: Tri thức trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC