Vì bán đất, hay vì làm đường, chỗ nào gần thì xúc luôn cho tiện và lợi? Bi hài thay, ở một nơi khác cách nghìn cây số, là Quảng Ngãi, người ta đang nhân danh chống sạt lở để đổ 14 tỉ tiền bê tông lên một quả đồi.
Xẻ thịt một quả núi như thế, nghĩa là phá tan cuộc sống người dân, phá luôn những ngôi làng lâu đời đang nương vào núi, hủy hoại sự thanh bình và hồn cốt của một miền quê.
Ai đủ quyền lực mà có thể ra lệnh cho sự tàn phá ghê gớm này?
Và có bao nhiêu ngọn núi ở Nông Cống, ở Thanh Hóa, đang bị xúc đi theo cách như thế?
Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu huyện Nông Cống, xã Hoàng Sơn nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc buông lỏng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Thế nhưng đến nay tình trạng một số đơn vị vẫn ngang nhiên sử dụng đất trái phép để sản xuất chế biến gỗ keo, chế biến quặng, tập kết khoáng sản, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 03/03/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 2847 UBND-NN về việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định đối với diện tích đất đang sử dụng tại Cụm công nghiệp làng nghề xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống. Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa chưa xem xét cho các Hợp tác xã khai thác khoáng sản, vận chuyển vật liệu và xây dựng Hoàng Sơn (HTX Hoàng Sơn), Công ty TNHH Hoàng Anh Thanh Hóa (Công ty Hoàng Anh) và Công ty TNHH thương mại tổng hợp Hoàng Tùng (Công ty Hoàng Tùng) được hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thuê phần diện tích đất đang sử dụng. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp dừng mọi hoạt động sản xuất tại khu đất nêu trên.
Xưởng chế biến quặng của Công ty Hoàng Tùng trên khu đất do UBND xã quản lý có diện tích rộng hàng nghìn m2 tại xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống
Đáng chú ý, UBND tỉnh Thanh Hóa còn yêu cầu UBND huyện Nông Cống, UBND xã Hoàng Sơn nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc buông lỏng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn; cam kết không được để xảy ra các tình trạng tương tự; UBND huyện Nông Cống giám sát việc sử dụng đất của các doanh nghiệp nêu trên, không được để việc đầu tư xây dựng các công trình mới hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Bãi tập kết khoáng sản của HTX Hoàng Sơn
Tuy nhiên, ngày 3/10/2024, phóng viên có mặt tại khu vực trên thì mọi hoạt động của Công ty Hoàng Anh, HTX Hoàng Sơn, Công ty Hoàng Tùng vẫn diễn ra công khai, ngang nhiên sản xuất chế biến gỗ keo, tập kết vật liệu xây dựng. Xe tải cỡ lớn ra vào chở nguyên vật liệu, công nhân bốc xếp hàng hóa, máy móc hoạt động hết công suất. Không những vậy, xung quanh khu vực sản xuất vứt bừa bãi từ vỏ bao bì, thùng dầu, nước thải từ sản xuất keo chảy tràn lan, gây ô nhiễm môi trường.
Khu vực chế biến gỗ keo đang hoạt động công khai, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường
Trao đổi với Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường Ông Lê Hữu Hồng, Chủ tịch UBND xã Hoàng Sơn cho biết: Đến thời điểm hiện nay cả 3 đơn vị nói trên đều chưa được UBND tỉnh cho thuê đất. Vấn đề các đơn vị vẫn hoạt động thì xã không thể yêu cầu dừng được mà có kiểm tra báo cáo huyện để có phương hướng xử lý theo quy định.
Sử dụng đất trái phép để hoạt động sản xuất
Nước thải chảy tràn lan
Theo báo cáo ngày 24/1/2022 của UBND xã Hoàng Sơn về sử dụng đất cho thấy: Công ty Hoàng Tùng đang sử dụng 2.522m2 đất, đã tiến hành xây dựng nhà bảo vệ và xưởng sản xuất, với diện tích xây dựng 1.192m2. HTX Hoàng Sơn đang sử dụng 17.938 m2 đất, đã xây dựng máy chế biến đá và xây dựng 269 m2 nhà điều hành. Ông Lê Huy Hoàng đang sử dụng 15.834 m2 đất.
Xưởng chế biến quặng của Công ty Hoàng Tùng
Ông Lê Hồng Tới, Trưởng Phòng TN&MT huyện Nông Cống cho biết: Các đơn vị vi phạm sử dụng đất tại khu vực núi của xã Hoàng Sơn tồn tại từ trước, UBND huyện đã yêu cầu dừng sản xuất. Nếu hiện nay đơn vị vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất thì huyện sẽ thành lập đoàn kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!