Chỉ trong năm 2015, bà Nguyễn Thị Nga, nữ đại gia giàu nhất Việt Nam đã tiêu tỷ đô cho nhiều thương vụ gây sốc.

Bà chủ của nhiều thương hiệu lớn

Trên sàn chứng khoán Việt Nam, bà Phạm Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup thường xuyên được vinh danh là người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.

Hiện nay, với khối tài sản lên tới 4.205 tỷ đồng, bà Hương đứng ở vị trí thứ 3, chỉ sau chồng mình là ông Phạm Nhật Vượng và ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát.

Thế nhưng, nếu xét rộng ra khỏi phạm vi thị trường chứng khoán, ngôi vị người phụ nữ giàu nhất Việt Nam không thuộc về bà Hương. Dù tài sản của bà Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch ngân hàng SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG chưa từng được công bố nhưng giới kinh doanh vẫn tin rằng bà Nga đứng đầu trong giới nữ Việt Nam về tài sản.

Chính vì vậy, trong danh sách Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2015, Forbes đã xếp bà Nguyễn Thị Nga ở vị trí thứ 5.

Nữ đại gia giàu nhất Việt Nam tiêu tỷ đô như thế nào? - 0

Không rõ bà Nga nắm bao nhiêu vốn của BRG nhưng dư luận tin rằng bà Nga chính là bà chủ của -một tập đoàn sở hữu cổ phần trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, sân golf, khách sạn sang trọng.

Miêu tả về bà Nga, Forbes viết: “Bà Nguyễn Thị Nga được biết đến như một trong những chủ doanh nghiệp tư nhân kỳ cựu có vị thế hàng đầu tại Hà Nội, với bề dày kinh doanh trên thương trường bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1980. Gia sản của bà Nga và gia đình tập trung vào bất động sản, du lịch, ngân hàng và kinh doanh thương mại”.

Các đơn vị thành viên của BRG có thể kể đến như SeABank, sân golf quốc tế Đảo Vua - Kings’ Island Golf Resort (Sơn Tây, Hà Nội), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn Seaside Golf Resort (Hải Phòng), Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn,...

Ở mảng ngân hàng, không chỉ là bà chủ của SeaBank, bà Nga còn có chân trong Techcombank.

Kể từ khi là cổ đông Techcombank, bà Nga nhanh chóng khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình tại ngân hàng này khi nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Trong đó, đáng kể nhất là chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank.

 Ở mảng kinh doanh thương mại, bà Nga cũng tỏ rõ được quyền lực của mình khi nắm giữ công ty cổ phần Intimex Việt Nam. Tại đây, bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 2009 khi BRG sở hữu 11,59% vốn Intimex Việt Nam.

Chi tỷ đô trong năm 2015

Có thể thấy, trong nhiều năm trở lại đây, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam đã có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam. Nhưng trong năm 2015, tầm ảnh hưởng này được khẳng định rõ nét hơn khi BRG thực hiện hàng loạt thương vụ thâu tóm đình đám.

Nữ đại gia giàu nhất Việt Nam tiêu tỷ đô như thế nào? - 1

Trước đó, Công ty TNHH Thung lũng Vua - thành viên của Tập đoàn BRG trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 27% vốn Thăng Long GTC. Thăng Long GTC nắm giữ cổ phần lớn ở một loạt khách sạn như Pan Horizon Hotel, InterContinental Hanoi Westlake, Hilton Hanoi Opera Hotel.Sau 6 năm “chỉ” nắm giữ 11,59% Intimex Việt Nam, tới 2015, bà Nga đã thực hiện thương vụ thâu tóm đình đám khi mua thêm 34,3% vốn, nâng tổng số vốn tại Intimex Việt Nam lên 45,89%. Với tỷ lệ nắm giữ vốn như vậy, bà Nga chính thức là bà chủ của Intimex Việt Nam – đơn vị sở hữu “mảnh đất vàng” ở Hà Nội.

Cuối năm 2015, lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Khách sạn Du lịch Thắng Lợi đã xác nhận trên báo chí về việc Tập đoàn BRG góp vốn vào khách sạn này. Đi kèm với đó là khách sạn Thắng Lợi đổi thành dự án Hilton Hanoi Westlake.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch tập đoàn BRG được giới thiệu là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Khách sạn Thắng Lợi, cho biết Hồ Tây là vị trí ưu việt nhất cho một tổ hợp khách sạn đẳng cấp, và việc ký kết với Hilton Worldwide sẽ góp phần thay đổi diện mạo, tạo lập các tiện nghi và dịch vụ cao cấp, thu hút các hội nghị quan trọng trong và ngoài nước.

Cũng trong năm 2015, BRG thâu tóm Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (OSC Việt Nam) trong đợt IPO của công ty này tới đây. Theo đó, sau IPO cổ đông chiến lược nắm giữ tới 43% OSC Việt Nam chính là Tập đoàn BRG.

Thế nhưng, các thương vụ khủng này chưa phải tiếng vang lớn nhất của bà Nga. Trong năm 2015, bà Nga gây chú ý khi Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và hai đối tác là Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG của bà Nga đã thành lập Công ty cổ phần tháp truyền hình Việt Nam để xây dựng tòa tháp 636m cao nhất thế giới tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội) với tổng mức đầu tư 900 triệu USD.

Theo VTC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC