Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp Để đến điểm trường chính, học trò các bản Mông ở xã Mường Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) phải đi bộ nhiều cây số, vượt qua hàng chục ngọn núi, con khe, đầu trần, chân đất đến trường...

Trường THCS Mường Lý nằm cheo leo trên sườn núi ở bản Nàng 1, xã Trung Lý, huyện Mường Lát. Do cơ sở vật chất còn khó khăn nên năm nào lễ khai giảng cũng được các trường tổ chức chung tại một điểm trường cho cả 3 cấp học từ bậc mầm non đến THCS.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_0

Thầy Mai Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lý cho biết, Mường Lý là xã đặc biệt khó khăn ở huyện biên giới Mường Lát. Xã này có 16 bản, chủ yếu là đồng bào Mông. Ở đây vẫn chưa có điện lưới, chợ búa. Lối vào trung tâm xã là con đường mòn chạy men theo các sườn núi bên triền sông Mã. Hầu hết cư dân Mường Lý đều sinh sống trên các ngọn núi cao nên việc học chữ của con cái họ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Có bản ở cách xa trường gần 30km nên trước ngày khai giảng, học sinh phải đến trường dựng lều trọ học. Mới 5h sáng, lũ trẻ đã í ới gọi nhau thức dậy mang can ra suối lấy nước về thổi cơm ăn sáng rồi chuẩn bị bộ áo quần đẹp nhất đi khai giảng.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_1

Giàng A Cú (học sinh lớp 8) rửa nồi nấu cơm bên căn lều xiêu vẹo dựng ven rừng cạnh trường học.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_2

Cậu bé Vàng Ta Ly, học sinh lớp 8 đang múc cơm ăn sáng. Bữa cơm của học trò bản Mông chỉ có bát cơm dở sống, dở chín, vài quả chuối xanh, mấy cọng rau hay măng rừng chấm với muối trắng. Nhà Vàng Ta Ly ở tận bản Si Lô, cách trường 15 km đường rừng. Cậu bé bảo cả năm đi học đều cuốc bộ và không bao giờ biết đến miếng thịt.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_3

Một nữ sinh người Mông đang giúp em chỉnh lại khăn quàng, váy áo trước khi tới trường.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_4

Anh Ma Vàng Pao, ở bản Xa Lung dậy từ mờ sáng chở 4 đứa con xuống núi tới trường. Anh Pao cho biết, nhà chỉ cách 4 km nên các con không phải ở trọ mà đi buổi tới trường. Nhằm hôm khai giảng, anh nghỉ nương rẫy chở các con đến lớp.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_5

Mới 5 tuổi nhưng bé Ma Thị Nhung đã biết dẫn các em đến lớp thay cha mẹ

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_6

Cậu bé Hàng Xeo Thái (6 tuổi, ở bản Muống 2) năm nay mới lên lớp 1 nên còn rất bỡ ngỡ, sợ sệt khi gặp người lạ. Xeo Thái theo anh chị lớn đi bộ hơn 3km để đến trường. Băng qua nhiều cánh rừng, nhiều ngọn đồi đèo dốc và cả những dòng suối dữ nhưng cậu bé khong giầy dép mà chỉ có đôi chân trần

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_7

Một phụ nữ trẻ dắt con đến trường theo học mẫu giáo. Cô địu trên lưng thêm 1 đứa con nhỏ mới sinh được ít tháng.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_8

Một cậu bé Mông đang tranh thủ đọc truyện ngoài hiên.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_9

Do trời mưa, học sinh nhiều khối lớp sinh hoạt tập thể trong hội trường.

Trò nghèo bản Mông đầu trần chân đất đến lớp_10

Hàng chục em khác ngồi dưới mưa lắng nghe phát biểu của thầy cô giáo qua loa phóng thanh.

Theo VNE.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC