Giống như hệ quả của tất cả những tư duy "ngắn hạn" khác đã bắt rễ vào đời sống hàng ngày của người Việt, con đường mòn "từ nghĩ ngắn đến làm ngắn" đang vạch cho các doanh nghiệp Việt Nam một lộ trình mạch lạc dẫn tới thất bại!
Tư duy thường gặp
Sự kiện những xe dưa hấu xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh và được chủ hàng đổ về nội đô bán tháo với giá rẻ mạt những ngày vừa qua là minh chứng rõ nét cho việc doanh nghiệp Việt Nam tư duy ngắn để rồi hành động ngắn
Sự kiện những xe dưa hấu xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh và được chủ hàng đổ về nội đô bán tháo với giá rẻ mạt những ngày vừa qua là minh chứng rõ nét cho việc doanh nghiệp Việt Nam tư duy ngắn để rồi hành động ngắn
Rõ ràng, chúng ta đang mắc đi mắc lại một bài cũ: Đổ xô đi trồng bất kì loại nông sản nào mà Trung Quốc thu mua với giá cao trong vụ mùa trước, mà chẳng nghiên cứu nhu cầu cũng như xu thế của thị trường. Thiếu tầm nhìn chiến lược, doanh nghiệp mãi chỉ là con rối trong tay kẻ "thao túng".
Cũng chỉ vì nghĩ ngắn, một đất nước có đầy tiềm năng du lịch như Việt Nam mà 80% khách quốc tế chỉ đến một lần và quyết định không bao giờ quay trở lại. Khi Sapa được nhớ đến bởi những trò "giữ tay kéo áo" mời mua đồ, Huế nổi danh vì những cuốc xe ôm chặt chém, Hạ Long gây ấn tượng bởi hàng nhái thì nguồn thu du lịch sẽ mãi chỉ là miếng bánh nhỏ bị xâu xé. Tổng cục du lịch cho biết năm 2013 có hơn 7,5 triệu khách đến Việt Nam. Con số này của Thái Lan là 26,7 triệu, của Singapore là 15,5 triệu. Mục tiêu doanh thu của các doanh nghiệp nên xây dựng trên mức tăng trưởng số khách, làm cho miếng bánh thị trường to lên, chứ không thể chỉ chăm chăm kiếm miếng to trong một chiếc bánh nhỏ.
áng buồn là tư duy đó lại đang trở nên phổ biến hơn. Và điều này phần nào lý giải cho việc doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có xu thế bé lại so với thế giới. Báo cáo doanh nghiệp thường niên được Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam công bố hôm 8/4 cho biết doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2%.
Bà Vitoria Kwakwa, Giám đốc ngân hàng thế giới tại Việt Nam được dẫn lời cho biết doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là các đơn vị vừa và nhỏ: 90% dưới 50 lao động, trong đó đơn vị siêu nhỏ (dưới 10 lao động) chiếm 60%, và đại đa số đều dưới 200 người.
Những cơ hội bị đánh cắp
Hoạt động trên quy mô nhỏ với tầm nhìn ngắn, các doanh nghiệp Việt Nam đang đánh mất những cơ hội lớn.
Mất mát rõ nhất là thương hiệu của không ít doanh nghiệp bị kẻ khác "cắm cờ trên vùng đất trống". Sau một năm kiện cáo, cuối cùng thì cà phê Ban Mê Thuột cũng đòi lại được cái tên từ doanh nghiệp của Trung Quốc. Nếu có tầm nhìn dài và đăng ký bảo hộ thương hiệu từ đầu, chắc chắn sự cố này đã không khiến phía Việt Nam phải hao tâm tổn lực.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như thế. Gần đây nhất là sự việc nước mắm Phú Quốc bị công ty Viet Huong Fishsauce đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ, cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia. Công ty của Mỹ đã đăng ký bảo hộ chính xác hình ảnh chữ "Phú Quốc" kèm logo hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam.
Nếu bây giờ, nước mắm Phú Quốc thâm nhập các thị trường trên, dù có xuất xứ từ chính đảo ngọc của Việt Nam thì nó cũng không được mang tên của chính mình.
Không chỉ mất tên, tầm nhìn ngắn còn khiến cho nhiều doanh nghiệp đánh mất thị trường cũng như tự đóng cơ hội vươn ra thế giới của mình. Việt Nam đã gia nhập vào hầu hết các tổ chức kinh tế toàn cầu, nhưng số doanh nghiệp Việt nam thật sự thành công ở nước ngoài vẫn vô cùng khiêm tốn. Trong khi đó, sân nhà thì lại bị lấn lướt bởi ngoại lai.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan 2013, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp trong nước trước đây như dệt may, da giày... có kim ngạch cao đã rơi vào tay các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đang "thua toàn tập" trên các lĩnh vực xuất khẩu linh kiện điện tử, điện thoại, máy tính, máy ảnh...
Cuộc chơi sẽ ngày càng khắc nghiệt, và những toan tính tủn mủn sẽ không thể trở thành động lực để đi xa, dù là đi ngay trên sân nhà mình.
Tầm nhìn ngắn cũng khiến nhiều doanh nghiệp không có ý thức xây dựng lực lượng để sẵn sàng đón đầu các xu thế. Tư duy ăn xổi ở thì cũng khiến doanh nghiệp Việt đa phần là làm theo, bắt chước, chứ ít khí tự nhận biết được cơ hội mới để đi tiên phong.
Khả năng tài chính hạn chế, quy mô nhỏ, không có nhiều kinh nghiệm ở sân chơi quốc tế là những hạn chế lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chơi toàn cầu. Tuy nhiên, không phải là không có cơ hội.
Bà Vitoria Kwakwa, Giám đốc ngân hàng thế giới tại Việt Nam được dẫn lời cho biết doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là các đơn vị vừa và nhỏ: 90% dưới 50 lao động, trong đó đơn vị siêu nhỏ (dưới 10 lao động) chiếm 60%, và đại đa số đều dưới 200 người.
Những cơ hội bị đánh cắp
Hoạt động trên quy mô nhỏ với tầm nhìn ngắn, các doanh nghiệp Việt Nam đang đánh mất những cơ hội lớn.
Mất mát rõ nhất là thương hiệu của không ít doanh nghiệp bị kẻ khác "cắm cờ trên vùng đất trống". Sau một năm kiện cáo, cuối cùng thì cà phê Ban Mê Thuột cũng đòi lại được cái tên từ doanh nghiệp của Trung Quốc. Nếu có tầm nhìn dài và đăng ký bảo hộ thương hiệu từ đầu, chắc chắn sự cố này đã không khiến phía Việt Nam phải hao tâm tổn lực.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như thế. Gần đây nhất là sự việc nước mắm Phú Quốc bị công ty Viet Huong Fishsauce đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ, cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia. Công ty của Mỹ đã đăng ký bảo hộ chính xác hình ảnh chữ "Phú Quốc" kèm logo hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam.
Nếu bây giờ, nước mắm Phú Quốc thâm nhập các thị trường trên, dù có xuất xứ từ chính đảo ngọc của Việt Nam thì nó cũng không được mang tên của chính mình.
Không chỉ mất tên, tầm nhìn ngắn còn khiến cho nhiều doanh nghiệp đánh mất thị trường cũng như tự đóng cơ hội vươn ra thế giới của mình. Việt Nam đã gia nhập vào hầu hết các tổ chức kinh tế toàn cầu, nhưng số doanh nghiệp Việt nam thật sự thành công ở nước ngoài vẫn vô cùng khiêm tốn. Trong khi đó, sân nhà thì lại bị lấn lướt bởi ngoại lai.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan 2013, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp trong nước trước đây như dệt may, da giày... có kim ngạch cao đã rơi vào tay các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đang "thua toàn tập" trên các lĩnh vực xuất khẩu linh kiện điện tử, điện thoại, máy tính, máy ảnh...
Cuộc chơi sẽ ngày càng khắc nghiệt, và những toan tính tủn mủn sẽ không thể trở thành động lực để đi xa, dù là đi ngay trên sân nhà mình.
Tầm nhìn ngắn cũng khiến nhiều doanh nghiệp không có ý thức xây dựng lực lượng để sẵn sàng đón đầu các xu thế. Tư duy ăn xổi ở thì cũng khiến doanh nghiệp Việt đa phần là làm theo, bắt chước, chứ ít khí tự nhận biết được cơ hội mới để đi tiên phong.
Khả năng tài chính hạn chế, quy mô nhỏ, không có nhiều kinh nghiệm ở sân chơi quốc tế là những hạn chế lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chơi toàn cầu. Tuy nhiên, không phải là không có cơ hội.
Thời cuộc mới, luật chơi mới
Trong một thế giới phẳng, khoảng cách thông tin và nhận thức đã rút ngắn đi rất nhiều. Sự xuất hiện của các ngành nghề mới và các lĩnh vực mới cũng nhiều hơn, và chúng mang lại cơ hội đồng đều cho tất cả. Một doanh nghiệp có tầm nhìn xa, thì dù nhỏ vẫn có thể chiến thắng được các công ty có nhiều năm kinh nghiệm nhưng bảo thủ và trì trệ. Một doanh nghiệp có chiến lược tốt vẫn có thể đạt được thành công cao hơn với chi phí thấp hơn. Một doanh nghiệp dám mạnh dạn thay đổi cách tư duy "ăn xổi ở thì" sẽ dễ dàng tách mình ra khỏi rủi ro để tịnh tiến về thành công.
Tất cả nằm ở trong một tầm nhìn chiến lược.
Trước thềm TPP, kinh tế Việt Nam đang bước những bước chập chững vào guồng quay chuyên nghiệp, nơi có những nguồn lợi nhuận khổng lồ hơn và đương nhiên là cả những cú ngã đau hơn. Những yếu tố đã giúp các doanh nghiệp làm nên thành công trong quá khứ không còn phù hợp để giúp họ tiếp tục phát triển trong điều kiện thị trường mới. Sân chơi ngày hôm nay có những đối thủ là những công ty nước ngoài, những tập đoàn đa quốc gia có nhiều chục năm kinh nghiệm, có nguồn vốn dồi dào và dàn nhân sự được trang bị kiến thức đến tận răng. Thành công của Samsung, Lotte, Intel... và rất nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài khác có nhiều điều đáng để chúng ta suy ngẫm.
Lê Quang Vũ