Vào rừng lánh... động đấtTính từ rạng sáng 22/9 đến khoảng 3h sáng ngày 23/9, Trà My đã xảy ra 4 trận động đất liên tiếp. Lo sợ động đất nhiều người dân vào rừng làm nhà tạm để sống.

 Cường độ mạnh

11h 30 ngày 23/9, một trận động đất có cường độ rất mạnh kéo dài khoảng 5 giây, làm rung lắc huyện Bắc Trà My cùng các huyện lân cận quanh khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 của Quảng Nam.

 

 

Trận động đất rất mạnh này cũng được ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, nằm cách đập Thủy điện Sông Tranh 2 gần 10km xác nhận, lúc 3h14 phút rạng sáng ngày 23/9, người dân trong xã đã cảm nhận được động đất rất mạnh làm nhiều vật dụng trên tường rơi xuống sàn nhà. Sau đó, còn có thêm 2 trận động đất có cường độ rung chấn nhẹ kéo dài khoảng 3 giây xảy ra lúc 3h 30 phút và 4h 40 phút.

Đến khoảng 11h và 11h30 phút trưa cùng ngày tiếp tục xảy ra hai trận động đất rung chấn mạnh kéo dài khoảng 5 giây. Nhiều người dân đang ăn cơm trưa phải vứt bỏ chạy ra ngoài đường lánh nạn.

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, xác nhận suốt đêm 22/9 rạng sáng ngày 23/9, huyện Bắc Trà My liên tục bị rung chấn do động đất gây ra. Trận động đất rất mạnh nhất xảy ra vào lúc khoảng 3h14 phút, kéo dài khoảng 5 giây. 

Theo VNN, lo sợ động đất nhiều người dân vào rừng làm nhà tạm để sống.

"Cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc phát ngôn liên quan đến công trình"

Ngày 21/9, sau khi nghe báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Viện Vật lý địa cầu, ý kiến các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận:

- Việc chống thấm đạt kết quả tốt, lưu lượng thấm qua đập giảm gần 90%, thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn thiết kế.

- Đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, kể cả khi xảy ra động đất lớn hơn so với cấp động đất cực đại trong thiết kế.

- Động đất tại khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thời gian qua là động đất kích thích, cấp động đất không vượt quá tiêu chuẩn thiết kế của đập thủy điện Sông Tranh 2.

Tuy nhiên các cơ quan có liên quan cũng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc phát ngôn liên quan đến công trình; nhiều ý kiến, thậm chí trái chiều nhau về cùng một vấn đề là bình thường trong khoa học, tuy vậy, việc đưa những thông tin chưa được giải thích, gây hoang mang không cần thiết trong một bộ phận dân cư trong khu vực. Các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền các cấp của địa phương cần cử người có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, có cơ sở khoa học cho các cơ quan thông tin, truyền thông để mọi người dân, nhất là người dân sống trong khu vực biết, yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, các điều kiện thủy văn, địa chất kiến tạo có biến động phức tạp, xẩy ra trong thời gian qua trên thế giới; hơn nữa đây là trường hợp phức tạp, xẩy ra lần đầu tiên với tần suất cao, lại trong lúc mùa lũ đã tới, cho nên, để bảo đảm an toàn cho vùng hạ du, tính mạng, tài sản của người dân và an toàn công trình, nhất thiết không được chủ quan, lơ là. Vì vậy, chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 mà cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc tác động của lũ, động đất đến công trình.

Theo Đất Việt.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC