Tôi đã nhiều lần rất ức chế khi mà biển báo sai, CSGT thổi lại, tôi góp ý, họ bảo: "Anh góp ý thì góp ý với cơ quan làm biến, bọn em chỉ theo đấy mà phạt thôi".
Đó, đó là lí do vì sao người ta vẫn cứ hằn học khi bị dừng, bị bắt, nó liên quan đến quyền lợi là 1 chuyện, nhưng đến chuyện muốn góp ý còn ko biết góp ai, ở đâu thì rất khó để giữ đc bình tĩnh.
Rất nhiều người dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để nghiên cứu kẽ hở của luật chỉ để 'lách' khi ra đường.
Cứ mỗi khi có một luật nào đó ra đời, cũng như xung đột giữa CSGT và tài xế, tôi lại thấy rộ lên những cuộc thảo luận không ngớt xem đi thế nào là đúng, thế nào là sai, luật như vậy đã kín kẽ chưa, nhưng tuyệt nhiên rất hiếm có những phân tích khách quan.
Xem thêm bài viết về Giao thông ở Đức:
Lấy ví dụ, vượt đèn vàng hay đèn đỏ.
Phần lớn tài xế đang không hiểu hoặc đánh tráo khái niệm. Ở đây không có lỗi vượt đèn vàng hay vượt đèn đỏ, mà chỉ có lỗi "không chấp hành tín hiệu của đèn giao thông".
Còn tín hiệu của đèn giao thông thì thế nào?
Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng cũng là dừng lại, nhưng có thời gian cho những xe khác chuẩn bị.
Ví dụ, khi đèn xanh chuyển bất ngờ sang vàng ở những nơi không có đếm giây, tài xế đi sát tới ngã tư rồi, họ sẽ đi qua luôn mà không vi phạm gì cả.
Nhiều tài xế muốn vin vào kẽ hở này để biện minh cho hành động cố tình vượt đèn vàng của mình, để rồi giải thích là vì tôi đi gần ngã tư quá không thể dừng được.
Tôi nói luôn, chỉ trừ những tài xế mới chưa quen, phần lớn người lái xe ra đường đều có thể xác định mình có thể dừng hay không, đừng ngụy biện.
Thay vì bới lông tìm vết, vì sao các tài xế không hiểu rằng đến ngã tư dù đèn đang xanh, vàng, hay đỏ đều phải chủ động giảm tốc độ đến mức an toàn để quan sát, mà khi đã giảm tốc độ, việc phản ứng dừng hay đi tiếp là chuyện đơn giản.
Rồi chuyện phân làn theo phương tiện trên đường nhiều làn.
Đúng là có những biển phân làn chưa đúng 100% như quy chuẩn, ví như có thêm chữ mà trong quy chuẩn thì không có chữ. Đó là những sai sót của bộ phận thực thi nhiệm vụ cắm biển, nhưng chắc chắn chúng ta đều hiểu với nhau, mục đích phân làn để giúp phương tiện di chuyển dễ dàng hơn.
Vậy tại sao không di chuyển như vậy, thay vì việc biết rằng biển chưa đúng quy chuẩn nên cố tình chạy sai để CSGT dừng xe rồi cãi nhau để chứng tỏ mình đúng.
Nếu thấy biển sai, có nhiều cách để góp ý một cách thiện chí, chứ không phải hằn học.
Nếu mỗi tài xế đều chủ động đi đúng luật và có văn hóa giao thông, thì những chuyện tranh cãi chỉ vì cái biển chưa chuẩn, đèn vàng hay đèn đỏ sẽ giảm đi rất nhiều.
Xem thêm bài viết về Giao thông ở Đức:
Độc giả Hoàng Tùng - VNExpress