Theo đó, vào ngày 16/3 vừa qua, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tiến hành soi chiếu và nghi vấn một số hành lý của tiếp viên có mang chất cấm. Kết quả phát hiện trong hành lý của 4 tiếp viên có ketamine và methamphetamine. 4 tiếp viên gồm: Võ Tú Quỳnh, Trần Thị Thu Ngân, Nguyễn Thanh Thủy và Đặng Phương Vân.
Theo thông tin ban đầu, các tiếp viên trên thuộc tổ bay của chuyến bay từ sân bay Pháp, hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất lúc 8h10 ngày 16/3. Khi chuyến bay hạ cánh, lực lượng hải quan tại nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện, giữ 4 tiếp viên mang hơn 10kg chất cấm tổng hợp về Việt Nam.
Ngay tại thời điểm nhân được thông tin vụ viêc, phía đại diện Vietnam Airlines đã tuyên bố đình chỉ thực hiên nhiêm vụ đôi với 4 tiêp viên trên để phục vụ công tác điều tra. Các cá nhân vi phạm quy định pháp luật, vi phạm nội quy lao động đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định, đơn vị sẽ không bao che.
Cơ quan điều tra cũng cho biết, 4 nữ tiếp viên này chưa bị khởi tố và đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn để phục vụ công tác điều tra. Qua khám xét nơi ở của 4 tiếp viên, lực lượng chức năng không phát hiện thêm chất cấm.
Theo luât sư Nguyên Hữu Toại – Giám đôc Công ty luât Hừng Đông cho biêt:
“Theo quy định, người phạm tội vận chuyển trái phép chất cấm thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại nhưng vẫn thực hiện.
Nếu đúng như lời khai của các nữ tiếp viên hàng không và chứng minh được những lời khai đó là đúng, thì họ có thể không bị xử lý trách nhiệm hình sự và không thể xác định tội danh của họ.”
“Tuy nhiên, nếu không thể chứng minh thì họ có thể bị xử lý về tội danh: Vận chuyển trái phép chất cấm, được quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong vụ án này, các tiếp viên mỗi người xách tay lên tới hơn 3kg chất cấm ở thể rắn.”
“Theo quy định của pháp luật hiện hành nếu có hành vi vận chuyển các chất cấm khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên đã có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc cao hơn nữa.
Đồng thời, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”, ông giải thích thêm.
Về phía luât sư Phạm Thanh Bình – Công ty luât Bảo Ngọc thì cho rằng:
“Lời khai của các nữ tiêp viên vê viêc không biêt trong các tuýp kem đ.ánh răng kia có chứa chất cấm là vô lý. Bởi khi nhân hàng của môt người lạ mặt vân chuyên vào Viêt Nam là điêu có trong nôi quy của hãng hàng không và quy chê của đoàn bay có những quy định rât chặt chẽ.
Những nữ tiêp viên này đêu có tuôi nghê tương đôi thì sẽ nắm rõ những gì được làm và không được làm trong môi chuyên bay. Cùng với đó, sô lượng hàng khá lớn nhưng công vân chuyên chỉ 10 triêu đông là điêu không bình thường.”
“Nhiều người cho rằng mình không biết, nên không có tội và vô tư cầm hộ, cầm giúp hàng hóa cho người khác. Nhưng khi bị bắt, để chứng minh cầm hộ, giữ hộ cũng cực kỳ khó khăn. Thậm chí trong quá trình tố tụng, người cầm đồ hộ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để tìm được chứng cứ rõ ràng chứng minh mình ‘vô tội’, nên có thể nói viêc chứng minh các nữ tiêp viên này vô tôi sẽ khó khăn hơn rât nhiêu so với trường hợp chứng minh ngược lại”, Luât sư Phạm Thanh Bình bày tỏ.
Ở diễn biến mới nhất của vụ việc, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã gửi công văn đề nghị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ( PC04) Công an TP HCM tiếp nhận điều tra xử lý theo thẩm quyền. Đến nay vụ án chưa được khởi tố, tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải khởi tố vụ án và khởi tố bị can để điều tra trong một vài ngày tới.