Lúc nào rảnh, tôi sẽ đi mua cuốn này về đọc thử, thấy các bạn trên mạng kêu nhiều. Đây mới chỉ là một ví dụ. Tiêu đề nói tới cua mà thằng cua trốn đâu, không thấy xuất hiện. Hết sức cẩu thả.
Đủ tài, đủ đức mới được làm làm giáo dục
Sách giáo khoa mới, ngay từ lớp 1 đã có vấn đề rất nghiêm trọng. Xin dẫn ra một thí dụ kèm theo.
Dạy điều tử tế không dạy, dạy điều vớ vẩn nhảm nhí. Học sinh học được gì từ sự nhảm nhí này?
Những đứa trẻ 6 tuổi, tâm hồn còn như tờ giấy trắng, sao phải học mấy sự lưu manh này sớm để làm gì?
Còn câu hỏi làm thế nào bốc ra được một viên bi xanh hay bi đỏ.
Câu trả lời là các con cần có thiên nhãn, hay cần học tính THAM LAM, nhắm mắt VƠ HẾT?
Còn va vào ai thì nên cảm ơn, được giúp thì nên xin lỗi.
Cứ học thế này thì các con sẽ bị ăn đòn khi ra đường mất.
Giả dối và lưu manh
Thí dụ dẫn ra nghiêm trọng ở hai điểm:
- 1. bịa ra chuyện ngựa tía và ngựa ô và gán cho Lep Tonxtoi.
- 2. nghiêm trọng hơn là giáo dục sự lười biếng, mẹo vặt và chống đối lao động chính đáng.
Như vậy là bạn ngựa ô đã học được tính lưu manh của bạn ngựa tía. "có lý lắm".
La Fontaine nào?
Thế nhưng Ve và gà với cách diễn đạt tầm xàm, thông tục trong sách lớp 1 này thì tôi chịu, không biết đây là ông LA PHÔNG- TEN nào?
Yêu cầu ông bà Minh Hòa nào đó, ông giáo sư Thuyết và NXB in cuốn này giải thích giùm!
Phát hiện mới của Bộ giáo dục qua sách dạy cho học sinh lớp Một?
- Con vật hay đòi quà là “Con Quạ”
- Con vật ngu như ri là “Con Chim Sẻ”
Bảo Châu
Một cuốn sách thảm họa!
Đó chính là cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều của NXB ĐH Sư Phạm TPHCM!
Sách được viết bằng rất nhiều từ địa phương. Thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương Bắc bộ. Thậm chí chỉ khu trú trong một vài vùng nhỏ Bắc bộ.
Ví dụ: Thay vì viết “nhai” thì viết “nhá” cỏ, “nhá” dưa, “gà con” lại viết thành “gà nhiếp”, “gà nhí”. Con thỏ thì “nhá” cỏ “nhá” dưa, con cò thì “chén” con cá. Ngôn ngữ rất thô tục!
Tựa câu chuyện kể về cua cá cò nhưng không thấy con cua ở đâu. Chỉ thấy cò lừa để ăn con cá. Thậm chí, họ còn xào nấu văn của Lev Tolstoi, kể về con ngựa lười biếng xúi bạn trốn làm việc. Khác nào xúi trẻ con trốn học?
“Thỏ và rùa”, một câu chuyện dân gian có giá trị lâu dài trên toàn thế giới cũng bị xào nấu. Câu chuyện trở nên lởm khởm, tào lao không chịu được. Ở cuối chuyện, họ đẻ thêm ra một con quạ đậu trên cây kêu “quà quà”.
Con quạ có tên là quạ, vì tiếng kêu của nó, tương tự con chim cuốc. Cha ông ta đặt tên theo nguyên lý đó. Bây giờ kêu “quà quà” thì con quạ trở thành con “quà” trong mắt bọn trẻ. Mà cái tiếng kêu ấy, mới thô bỉ tham lam làm sao!
Còn nhiều, rất nhiều câu chuyện nữa. Cuốn sách này đang dạy trẻ em sự ráo hoảnh, trí trá lọc lừa. Tựu trung, đó không chỉ là những hạt sạn mà thật sự cuốn sách này là một uế phẩm được viết ra bởi những người hạn chế về trình độ, lười biếng và vụ lợi.
Ngôn ngữ chính là cánh cửa của tâm hồn. Hãy tưởng tượng những đứa trẻ sẽ có nhân cách đầu đời như thế nào nếu tiếp nạp cuốn sách này. Ngôn ngữ cũng chính là vẻ đẹp của một dân tộc, cuốn sách này đang làm băng hoại điều đó.
Nhóm biên soạn, chủ biên Nguyễn Minh Thuyết, hội đồng thẩm định và NXB phải giải thích cho nỗi đau khổ bức xúc của phụ huynh và học sinh về cuốn sách tai quái này. Cao hơn là phải thu hồi ngay cuốn sách để những đứa trẻ không bị cưỡng ép tiếp nạp thứ ngôn ngữ rẻ mạt và những vài học xiên xẹo trong cuốn sách này.
Đối với tôi, dù vô tình hay hữu ý, giáo sư Thuyết và các cộng sự đã tạo ra một thảm hoạ quốc gia!
Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.Nguyễn Tiến Tường
VĂN HÓA VIỆT > Chữ & Nghĩa - Xem nhiều
-
Không chỉ là sạn chữ 21/05/2024