Bên cạnh những hiểu lầm về pháo hoa, ít người biết rằng đốt pháo hoặc đứng ngắm pháo hoa cũng có thể gây ra những tác hại khó lường và đặc biệt nguy hiểm.

Pháo hoa chứa chất gây hại gì?

1 Loai Phao Hoa Duoc Dot Va Khong Duoc Dot Khac Nhau The Nao

Pháo hoa loại pháo lễ hội có lịch sử lâu đời, rất thịnh hành trong dân gian các nước phương Đông đặc biệt là Trung Quốc từ thời cổ đại. Tuy nhiên, hiện nay pháo hoa đã trở nên phổ biến toàn cầu và được sản xuất chủ yếu tại các nhà máy công nghiệp.

Tiền thân của pháo hoa là thuốc nổ đen chứa hỗn hợp của nitrat kali (KNO3) (hay diêm tiêu), than củi và lưu huỳnh. Đến thế kỷ 18, các nhà hóa học trên thế giới đã tiến một bước dài hơn khi sử dụng các hợp chất mà họ phát hiện để đưa vào thuốc súng theo tỷ lệ chính xác nhằm kiểm soát sắc độ của ánh sáng khi đốt cháy nguyên liệu. Nhờ đó các loại pháo hoa với những sắc màu rực rỡ như đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển, tím,... được sản xuất.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhằm tạo ra các tia sáng màu sắc, trong quá trình sản xuất, pháo hoa được cho thêm một số chất hóa học gây độc hại cho con người như bari, percholorate… Khi đốt pháo hoa, các chất này bị lan tỏa trong không khí, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu nếu chúng ta hít phải.

Cụ thể, bari có thể gây nên chứng thắt khí quản và một số chứng bệnh liên quan đến hô hấp. Với những người bị bệnh hen suyễn, nó khiến cho bệnh trầm trọng hơn gấp nhiều lần. Ngoài bari, percholorate cũng là một chất gây hại có trong pháo hoa. Nó có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp, làm nguồn nước nhiễm độc, từ đó dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.

Bên cạnh tác hại đến hệ hô hấp, pháo hoa khi đốt sẽ tạo ra một loại ánh sáng mạnh với rất nhiều màu sắc. Chính vì thế, nó có thể gây chói mắt do ánh sáng không phù hợp, có cường độ quá lớn. Điều này rất có hại cho chúng ta bởi nó có thể dẫn đến tình trạng mỏi mắt, mờ mắt, giảm thị lực.

2 Loai Phao Hoa Duoc Dot Va Khong Duoc Dot Khac Nhau The Nao

Pháo nổ tự chế gây thiệt hại lớn về người và tài sản (Ảnh: HN).

Pháo hoa thông thường được kích hoạt bằng cách châm lửa vào ngòi pháo, hoặc bằng điện để kích hoạt pháo nổ. Tuy nhiên dù bằng phương pháp nào, việc đốt pháo hoa hay pháo nổ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, vì có sức công phá rất lớn hoặc tỏa nhiệt gây bỏng.

Thực tế, nhiều trường hợp ghi nhận tiếp xúc gần với các loại thuốc nổ, dẫn tới tổn thương nặng như: đứt ngón tay, mù mắt, điếc, bỏng, thậm chí giập nát và gãy xương… hay cướp đi sinh mạng của người sử dụng, đặc biệt là với các loại pháo trôi nổi, không rõ nguồn gốc, pháo tự chế...

Nguy hiểm là vậy, song thực trạng đáng báo động này vẫn thường xuyên tái diễn, nhất là dịp cận Tết. Bởi, pháo tự chế thường kích thích sự tò mò đối với nhiều người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Pháo hoa và pháo hoa nổ khác nhau thế nào?

Như đã nêu trên, trong bối cảnh ngày càng gần đến Tết Nguyên đán, việc sử dụng pháo phải tuân thủ những điều kiện, quy định cụ thể, các loại pháo nào được phép sử dụng đang là vấn đề được nhiều người dân quan tâm.

3 Loai Phao Hoa Duoc Dot Va Khong Duoc Dot Khac Nhau The Nao

Trong đó, hai loại pháo hoa cơ bản nhưng cũng không ít nhầm lẫn là "pháo hoa" và "pháo hoa nổ" là đáng chú ý nhất. Theo cách giải thích của Bộ Công an, pháo hoa mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng là loại pháo được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ (quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137).

Đối với loại pháo này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được sử dụng trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng được phép sử dụng pháo hoa, nhưng chỉ từ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 137.

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 (Nhà máy Z121) là nơi duy nhất được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa.

Còn "pháo nổ", hay "pháo hoa nổ" là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là "pháo hoa nổ" (điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 quy định).

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa. Nhưng theo Khoản 1 Điều 5 của Nghị định 137 lại nghiêm cấm việc sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ. Do đó, người dân cần phân biệt rõ giữa "pháo hoa" và "pháo hoa nổ" để tránh vi phạm pháp luật.

Nguồn: Báo điện tử Dân trí




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC