Những người già thường nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Đương nhiên, cái đức ấy lớn lao, quan trọng hơn nhiều so với việc mưu cầu miếng cơm, kế sinh nhai. Có đức, bạn sẽ đổi lại được nhiều phúc báo.
Phật gia giảng, người tích đức kiếp này có thể nhận phúc báo phát tài, làm đại quan ở kiếp sau. Những người tu luyện cũng hay bàn về chuyện giữ gìn đạo đức, tính tình để tạo lập cơ sở tu hành, sau này có hy vọng nhảy thoát khỏi vòng luân hồi, bể khổ.
Ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách tích đức, hành thiện, vừa là giúp người, vừa là giữ thêm cho mình phúc báo về sau. Dưới đây là những cách tích đức đơn giản, ai ai cũng làm được.
Thành thật với mọi người.
1. Nói lời khoan dung, độ lượng
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung, độ lượng đối với người khác. Nếu lời quá thẳng, hãy nói vòng, nói giảm, nói tránh” một chút. Nếu lời lạnh như băng, hãy hâm nóng chúng lên trước khi truyền cho người khác. Khi nói lời phê bình, khiển trách, hãy đảm bảo rằng lòng tự tôn của người nghe không bị tổn thương. Và bạn hãy luôn nhớ rằng, một lời khen ngợi đúng lúc có giá còn hơn ngàn vàng.
2. Tán thưởng, vỗ tay
Hãy học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác. Ai cũng đều cần nghe tiếng vỗ tay tán thưởng của người khác bởi đó chính là sự ủng hộ, khen ngợi, sự đồng tình, chia sẻ. Chẳng ai muốn cô đơn, lạc lõng giữa thế gian này, ai cũng cần dù chỉ là một người tán đồng với mình, thấu hiểu mình.
Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp. Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình.
Ai cũng đều cần nghe tiếng vỗ tay tán thưởng của người khác bởi đó chính là sự ủng hộ, khen ngợi, sự đồng tình, chia sẻ. (Ảnh: vanews.org)
3. Giữ thể diện cho người khác
Ở một số tình huống, việc “không nể mặt” chính là thái độ vô lễ lớn nhất. Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất kỳ thời điểm nào cũng dành cho người khác một “lối thoát”, một đường lùi.
Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói. Đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường. Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một tội lỗi đẩy người ta đến đường cùng.
4. Tín nhiệm người khác
Người có tính đa nghi trời sinh thì khó có được bạn chân thành. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công. Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người”.
5. Tính cách khiêm nhường
Người xưa nói, người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Hãy tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi và học cách buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.
Bạn cũng không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhường một chút, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.
6. Thấu hiểu người khác
Ai cũng mong có người thấu hiểu, thừa nhận mình. Hiểu người khác cũng chính là đem lại lợi ích cho họ, cho chính bản thân bạn. Khi đã hiểu được tâm tình, tâm sự của đối phương, bạn sẽ biết cách mang đến hạnh phúc cho họ, cũng sẽ biết cách sống đẹp hơn, tu sửa mình tốt hơn.
7. Tôn trọng người khác
Hãy luôn đặt sự tự tôn của người khác ở vị trí cao nhất, thậm chí cao hơn chính bản thân mình. Sự tôn nghiêm của một người chính là phẩm giá và đạo đức, đôi khi là sinh mệnh của họ. Đừng bao giờ mạo phạm người khác nếu không muốn chính mình cũng bị mạo phạm. Đối với những kẻ yếu hơn, lại càng phải tôn trọng, trân quý họ.
Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác. Làm được như vậy thì chính là bạn đã có phẩm chất của một người quân tử. Người quân tử chính là tôn trọng kẻ yếu, không sợ kẻ mạnh, là nghĩ cho người trước, nghĩ đến mình sau.
8. Thành thật với mọi người
Ở đời, sự chân thành bao giờ cũng đáng quý. Không thành thật sẽ khó mà tồn tại giữa nhân gian. Người giả dối sẽ không bao giờ có được người tri kỷ, người bạn chân thành. Sự thành tín chính là cái gốc làm người. Hãy giữ gìn chữ tín, lòng chân thật, bạn sẽ thu phục được lòng người, sẽ trở thành người được yêu mến, thành công.
Mất đi chữ tín, một đời người coi như cũng kết thúc sớm rồi. Bởi giữ được chữ tín thì có thể đi khắp thiên hạ, có thể kết giao khắp bốn bể, gầm trời.
9. Nói lời cảm ơn
Người có lòng cảm ơn sẽ luôn lấy được thiện cảm từ người khác. Hãy tập nói lời cảm ơn dù chỉ từ những việc nhỏ nhặt nhất thường ngày. Nhưng đừng chỉ cảm ơn ân nhân của mình, hãy học cách cảm ơn ngay cả đối thủ của mình. Đó cũng chính là thể hiện của một người có chí khí, có bản lĩnh vậy.
10. Mỉm cười với người khác
Nụ cười chân thành còn có giá trị hơn cả ngàn vàng. Chẳng ai có thể cự tuyệt một nụ cười xuất phát tự đáy lòng cả. Mỉm cười chính là cách để con người kết nối với nhau nhanh nhất và bền vững nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, thế gian này nếu ngày ngày tràn ngập tiếng cười, không còn thù hận, nếu ai cũng coi người khác là bạn bè, người thân của mình, chẳng phải mọi đau khổ sẽ tan biến hết hay sao?
11. Khoan dung
Khoan dung là một trong những đức tính hàng đầu của người quân tử. Nếu không thể khoan dung người khác, chứng tỏ rằng trong bạn còn có nhiều mối hận, chứng tỏ lòng dạ của bạn vẫn chưa đủ rộng lượng, khoáng đạt.
Sức mạnh của lòng khoan dung thật lớn. Nó có thể cải biến một con người lầm lỗi trở nên chân chính. Nó cũng có thể hoán cải một tâm hồn gỗ đá, chai sạn vì hận thù trở nên tươi đẹp, yêu đời hơn.
Người có lòng khoan dung không chỉ là biết nghĩ cho người khác, biết gia ân cho kẻ thù mà còn chính là biết nghĩ cho mình, biết cởi trói cho mình. Bởi hận thù chính là liều thuốc độc. Giữ hận thù trong người chính là ấp ủ thuốc độc, đầu độc chính mình. Khoan dung là dòng nước mát tưới tắm tâm hồn khổ đau, cũng là liều thuốc giải độc cho mọi oán thù trên cõi đời này.
12. Biết lắng nghe
Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Trước khi học nói, người ta đã phải biết lắng nghe. Đứa trẻ từ trong bụng mẹ đã có thể nghe thấy âm thanh của thế giới này nhưng sau khi chào đời, thường phải 2 – 3 năm mới bập bẹ những tiếng đầu tiên. Đạo lý ở đây là gì?
Biết lắng nghe chính là biết nghĩ cho người, biết nhường người, tôn trọng họ. Đủ lòng kiên nhẫn để lắng nghe người khác nói, bạn cũng sẽ đủ lòng kiên nhẫn để thấu hiểu, yêu thương họ.
Đôi khi có những lúc ta chỉ cần lắng nghe. Sự lắng nghe có thể đã là câu trả lời tuyệt vời nhất cho những mâu thuẫn, khổ đau, buồn bực trong đời. Không thể lắng nghe chính là không thể nhẫn nại. Không thể nhẫn nại thì cũng chẳng thể nào làm được việc lớn. Từ xưa đến nay, người thông minh nhất chính là người biết lắng nghe nhiều nhất chứ không phải nói thật nhiều.
Từ nay hãy trở thành một người biết lắng nghe hơn bạn nhé!
Nguồn: Văn Nhược
DKN.TV