1. Không sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vừa đi vừa sử dụng điện thoại di động khiến lái xe dễ bị mất tập trung và không thể quan sát cẩn thận môi trường xung quanh.
Và bạn biết đấy, sự mất tập trung có thể dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi điểu khiển xe nhé!
2. Loại bỏ các điểm mù bằng cách điều chỉnh gương chiếu hậu
Điều chỉnh gương chiếu hậu trong xe đúng vị trí sẽ giúp bạn loại bỏ điểm mù phía sau. Hãy ngồi vào vị trí của lái xe, chỉnh gương chiếu hậu sao cho hình ảnh cửa sổ sau ở chính giữa gương.
Từ gương chiếu hậu bạn có thể nhìn thấy chiếc xe nào đi phía sau với khoảng cách thế nào để tránh được những va chạm không cần thiết.
3. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết lạnh
Hãy nhớ rằng da ẩm ướt tỏa nhiệt nhanh hơn rất nhiều. Vì vậy, điều quan trọng trong mùa đông là cố gắng giữ cho da của bạn khô ráo càng lâu càng tốt.
Mặc quần áo len để đảm bảo nhiệt độ cơ thể không hạ xuống quá nhanh vì loại quần áo này có khả năng hấp thụ độ ẩm rất tốt. Cotton và các chất liệu vải khác hấp thụ độ ẩm rất kém do đó mặc quần áo loại này chính là nguyên nhân khiến bạn lạnh cóng.
4. Đừng thổi phồng áo phao trước khi thoát khỏi máy bay
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp máy bay hạ cánh xuống nước khẩn cấp. Vì thổi áo phao bên trong một chiếc máy bay đang chìm sẽ khiến bạn nổi lên trần của cabin, bạn không thể di chuyển mà không cần sự trợ giúp.
Điều bạn nên làm là hít một hơi thật sâu và bơi ra khỏi máy bay với chiếc áo phao chưa thổi căng. Chỉ khi bạn đã an toàn ra khỏi máy bay thì mới giật dây để bơm hơi cho áo phao cứu hộ.
5. Chữa ngạt thở do dị vật – cấp cứu bằng phương pháp Heimlich
Các bác sĩ khuyên tất cả mọi người nên tìm hiểu phương pháp Heimlich, vừa có thể tự cứu mình, vừa có thể cứu được người khác.
Chỉ cần bạn làm theo các bước sau:
Tự cứu:
- Người bị hóc hơi khom người xuống, dựa vào một vật thể bằng phẳng cố định, để đầu vật thể ép vào phần bụng, nhanh chóng dùng lực đẩy lên trên, lặp đi lặp lại động tác cho tới lúc dị vật vọt ra ngoài.
Cứu người khác:
- Người cấp cứu đứng sau người bị hóc, hai tay ôm chặt vào phần eo của người bị hóc.
- Sau đó, một tay nắm chặt, đặt ngón tay cái của tay nắm đó vào phần bụng ở dưới lồng ngực của người bị hóc.
- Tiếp theo, tay còn lại giữ chặt nắm đấm, nhanh chóng dùng lực ép vào bụng người bị hóc theo hướng lên trên. Làm đi làm lại như vậy cho tới lúc dị vật vọt ra ngoài.
- Nếu không có tác dụng, hãy tựa người bị hóc vào một vật thể cố định nằm ngang (chẳng hạn như cạnh bàn, ghế hoặc lan can), ép bụng của họ vào vật thể đó, nhanh chóng dùng lực đẩy lên trên.
- Lặp đi lặp lại động tác cho tới lúc dị vật vọt ra ngoài.
6. Luôn mang theo thuốc chống dị ứng
Không chỉ khi sử dụng thực phẩm, ngay cả việc thay đổi thời tiết bất thường từ nóng sang lạnh hay ngược lại: Thay đổi hướng gió, gặp mưa… cũng là cơ hội để bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt với người có cơ địa dị ứng.
Do đó, bạn hãy luôn mang theo mình thuốc chống dị ứng để bảo vệ bản thân.
7. Luôn nhớ giới hạn chịu đựng của con người
“Quy tắc 3” là một trong số những lý thuyết nổi tiếng về giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người.
8. Đậy kín nồi, chảo khi dầu ăn bốc cháy
Khi dầu đang sôi trên bếp bốc cháy, rất nhiều người dùng nước đổ vào nồi để dập lửa. Đây là một sai lầm chết người vì ngọn lửa sẽ bốc cháy cao hơn và còn có thể bắn vào người bạn.
Cách xử lí đúng trong trường hợp này là cần cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho ngọn lửa bằng cách tắt bếp và đậy vung lại. Trong trường hợp không có vung bạn có thể dùng 1 mảnh vải to và dày thay thế.
9. Không rút dao hoặc vật nhọn ở vết thương bị đâm nặng
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn không được rút que/cọc ra khỏi người nạn nhân vì làm như thế có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy rất nhiều máu.
Điều cần làm là cố gắng cố định vật đã đâm vào người nạn nhân rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
10. Đặc biệt cẩn thận 3 phút đầu tiên sau khi máy bay cất cánh và 8 phút cuối cùng trước khi hạ cánh
Theo các nhà điều tra, gần 80% các tai nạn máy bay xảy ra trong khoảng thời gian này. Khi máy bay đang bay, xác suất xảy ra tai nạn là không đáng kể. Vì vậy, hãy nâng cao cảnh giác trong 3 phút đầu tiên và 8 phút cuối cùng này.
11. Nếu bị “quây” trong 1 vụ cháy, cố gắng di chuyển càng sát mặt đất càng tốt
Khói là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Cụ thể, rất nhiều khí độc sẽ được sinh ra như CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ… trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong.
Phương pháp di chuyển bò, trườn, hoặc cúi thấp sẽ giúp bạn tránh nguy cơ bị nhiễm độc khói vì khói chỉ bốc lên trên, và mặt sàn chính là nơi ít khói nhất.
12. Nếu đột nhiên cảm thấy không khỏe ở nơi công cộng, chỉ nên nhờ 1 người giúp đỡ
Hãy nhớ, để tránh gặp phải hiệu ứng tâm lý – khuếch tán trách nhiệm nên khi cần giúp đỡ, bạn hãy chỉ đích danh một người và nhờ anh ấy/ cô ấy giúp.
Vì sao ư? Bởi khi có nhiều người cùng nghe một lời giúp đỡ thì trách nhiệm đáp ứng lời giúp đỡ đó không còn tập trung vào một cá nhân mà được chia ra cho những người khác. Họ cảm thấy không nhất định phải là họ đi giúp nạn nhân, có rất nhiều người ở đây, sẽ có người khác giúp đỡ.
13. Luôn mang theo đèn pin
Nếu chẳng may bắt gặp một cuộc phục kích bất ngờ trong bóng tối hay bị quấy nhiễu… bạn có thể rọi đèn pin vào mặt đối phương khiến họ bị chói mắt, mất phương hướng. Từ đó, bạn nhanh chân chạy trốn.
14. Ghi nhớ các quy tắc cơ bản trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra
Khi bị hỏa hoạn tấn công, mọi người thường hoảng loạn và có rất ít thời gian để suy nghĩ. Chính tâm lý đó khiến nạn nhân không đủ tỉnh táo để quan sát tìm ra lối thoát hiểm.
Bởi vậy, yếu tố quan trọng để con người thoát khỏi đám cháy là bình tĩnh, và thực hiện đúng kỹ năng thoát nạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra, quan sát bản đồ thoát hiểm của tòa nhà để định hình hướng di chuyển tối ưu nhất. Tốt nhất hãy để tâm làm điều này trước và không chờ đợi tình huống “nước đến chân mới nhảy”.
15. Mang giấy tờ tùy thân theo người
Hãy chắc chắn là bạn luôn mang theo người một số giấy tờ tùy thân – chứng minh thư, giấy tờ ghi thông tin y tế (như loại máu, thường bị dị ứng với thành phần gì…) hay số điện thoại người thân.
Vì sao ư? Bởi bằng cách này khi có tình huống bất ngờ xảy ra, những thông tin về bạn sẽ được công an, bệnh viện nắm rõ để có biện pháp xử lý cũng như thông báo nhanh nhất tới người thân.
16. Phân biệt rắn độc và không độc
Nếu chẳng may gặp rắn, bạn có thể dựa vào dấu hiệu để phân biệt rắn độc hay không độc.
Nếu vảy đuôi rắn xếp thành hai hàng chồng lên nhau là rắn không độc, còn nếu xếp thành một hàng là rắn có độc.
Loại rắn không có độc là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.
Loại rắn có độc là loại rắn rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc sau vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu…
Nạn nhân bị rắn cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.
Theo: BRIGHTSIDE