Cùng lắng nghe chia sẻ về thành công và hạnh phúc của "người hạnh phúc nhất thế giới" Matthieu Ricard, người cũng là bạn tâm giao của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ông Matthieu Ricard (69 tuổi) là một nhà sư Tây Tạng gốc Pháp. Ông nhận được danh hiệu nói trên vì đã tham gia vào một nghiên cứu não bộ kéo dài 12 năm của một nhà khoa học thần kinh đến từ Đại học Wisconsin tên là Richard Davidson.

6 điều nhà sư Tây Tạng được mệnh danh ‘người hạnh phúc nhất thế giới’ tâm đắc để sống viên mãn - 0

TS Davidson đã sử dụng 256 máy cảm ứng gắn vào đầu Ricard và phát hiện khi ông đang thiền tập, tâm trí ông nhẹ một cách bất thường.

Cụ thể, não ông sản xuất ra một mức độ sóng gamma – loại sóng gắn với ý thức, sự tập trung, học hỏi và ghi nhớ - chưa từng có trong lịch sử khoa học thần kinh.

Nhấp nháy đồ não cũng cho thấy hoạt động của thùy trước trán bên trái mạnh hơn rất nhiều so với bên phải, giúp cho ông luôn cảm thấy hạnh phúc và giảm xu hướng suy nghĩ tiêu cực.

Ông Ricard – người thường thiền tập cả ngày mà không biết chán, thừa nhận ông thường cảm thấy hạnh phúc, mặc dù danh hiệu "người đàn ông hạnh phúc nhất" có vẻ hơi cường điệu hóa với ông.

Dưới đây là những lời khuyên của ông để có một cuộc sống hạnh phúc.

1. Đừng sống ích kỷ

6 điều nhà sư Tây Tạng được mệnh danh ‘người hạnh phúc nhất thế giới’ tâm đắc để sống viên mãn - 1

Với Ricard, bí quyết để hạnh phúc chính là lòng vị kỷ. Lý do là bởi vì nếu bạn luôn nghĩ cho bản thân, tìm cách để cuộc đời mình tốt đẹp hơn thì bạn sẽ luôn mệt mỏi, căng thẳng và bất hạnh.

 "Đây không phải là khía cạnh đạo đức. Đơn giản là nếu bạn chỉ nghĩ cho bản thân thì sẽ thấy rất ngột ngạt và khổ sở, bởi vì bạn coi cả thé giới là một mối đe dọa tiềm tàng đến lợi ích của mình" – ông giải thích.

Nếu bạn muốn hạnh phúc, Ricard khuyên bạn hãy sống hướng thiện, điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy vui vẻ mà còn nhận được sự yêu mến của mọi người.

"Nếu tâm hồn bạn đầy ắp sự lương thiện, niềm đam mê và tình yêu thương, điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của bạn. Vì bạn đang ở trong một trạng thái tâm lý tốt, cơ thể của bạn cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn sự lương thiện với việc cả tin và để người khác lợi dụng. Hãy luôn tỉnh táo" – ông Ricard chia sẻ.

2. Bắt đầu "khổ luyện" tâm trí như khi bạn tập luyện để chạy việt dã

6 điều nhà sư Tây Tạng được mệnh danh ‘người hạnh phúc nhất thế giới’ tâm đắc để sống viên mãn - 2

Việc sống vị kỷ như trên nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng để thực hành thì cần nhiều nỗ lực.

Ông Ricard tin rằng ai cũng có thể làm tâm hồn nhẹ nhàng hơn bởi bẩm sinh trong mỗi con người đều có tính thiện, trừ phi bạn là một kẻ giết người hàng loạt và trong não bạn có điều gì đó bất thường.

Nhưng, giống như vận động viên việt dã phải tập luyện trước khi có thể chạy hơn 40 cây số, những người muốn sống hạnh phúc hơn cần phải rèn luyện tâm trí và với Ricard, ông chọn cách thiền tập.

Ông lý giải:

"Với việc rèn luyện tâm trí, bạn có thể đưa mức độ hạnh phúc lên một tầm cao mới. Cũng giống như việc chạy bộ.

Nếu tôi luyện tập chăm chỉ, tôi có thể chạy việt dã. Tôi có thể không trở thành một vận động viên Olympic nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc có và không rèn luyện.

Các bạn có thể thắc mắc, tại sao chúng ta lại áp dụng điều này lên tâm trí? Đó là vì có quan điểm sự thấu cảm, kiên cường, tập trung và cân bằng cảm xúc có thể rèn luyện được.

Từ đó suy rộng ra, hạnh phúc cũng là một kỹ năng mà con người có thể trau dồi".

3. Hãy dành 15 phút liên tục mỗi ngày để nghĩ về những điều vui vẻ

6 điều nhà sư Tây Tạng được mệnh danh ‘người hạnh phúc nhất thế giới’ tâm đắc để sống viên mãn - 3

Hãy bắt đầu rèn luyện tâm trí bằng việc dành 10 – 15 phút mỗi ngày để nghĩ về những điều khiến bạn vui vẻ.

Thường thì khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc và được yêu thương, cảm giác đó sẽ thoáng qua nhanh, để rồi khi có sự việc khác xảy ra, ta lập tức tập trung vào suy nghĩ tiếp theo.

Tuy nhiên, ông Ricard khuyên, đừng để tâm trí bị phân tán mà hãy luôn tập trung vào những cảm xúc tích cực.

Nếu bạn làm vậy hàng ngày, chỉ hai tuần sau bạn sẽ thấy những kết quả tích cực. Và sau 50 năm luyện tập như vậy, bạn có thể trở thành một người hạnh phúc như Ricard.

Nếu bạn còn ngờ vực thì điều này đã được các nhà khoa học thần kinh chứng minh. Trong nghiên cứu của mình, TS Davidson đã phát hiện, thiền tập 20 phút hàng ngày có thể khiến con người hạnh phúc hơn.

4. Có 2 kiểu thành công

Hiện nay, dù phần lớn thời gian ông Ricard sống tách biệt với bên ngoài nhưng thời thơ ấu, sinh ra trong gia đình có cha là nhà văn, triết gia và họa sỹ nổi tiếng, ông đã được tiếp xúc với rất nhiều nhân vật danh tiếng như nhà soạn nhạc Igor Stravinsky, nhiếp ảnh gia Henri Cartier-Bresson, v.v.

Từ khi còn nhỏ, ông đã nhận ra những biểu hiện bên ngoài của thành công – tầm ảnh hưởng, sự tôn trọng, tiền bạc đều không đi kèm với hạnh phúc.

Khi dành cuộc đời theo Đức Phật, ông nhận ra hạnh phúc là một kỹ năng, là cách nhìn nhận thế giới được rèn giũa sau những thăng trầm và không hề bị trói buộc trong những biểu hiện thành công trên. 

Ricard chia sẻ, cá nhân ông coi trọng loại thành công mà ông gọi là "phát triển bản thân", có nghĩa đạt được khát vọng sâu thẳm nhất của mình.  

Và "khát vọng sâu thẳm nhất" ở đây không phải chỉ là khoản tiền lương cao chót vót hay một ngôi nhà sang trọng.

Thành công ở đây được định nghĩa bởi việc thực hiện ước mơ của bản thân, với mục đích mang lại ảnh hưởng tích cực lên người khác.

"Hãy thay đổi bản thân để giúp ích cho người khác" - ông nói.

6 điều nhà sư Tây Tạng được mệnh danh ‘người hạnh phúc nhất thế giới’ tâm đắc để sống viên mãn - 4

5. Đôi khi lựa chọn hợp lý nhất là tin vào trực giác

"Tin vào trực giác", đó có vẻ là một lời khuyên thiếu khôn ngoan và thận trọng. Nhưng một trong những câu chuyện của Ricard sẽ khiến bạn nhận ra, có những lúc bạn cần tin trực giác.

Hồi còn trẻ, ông Ricard học di truyền học phân tử của một nhà khoa học đạt giải Nobel ở Viện Pasteur danh giá.

Ông thường tạm dừng việc học để theo đuổi niềm đam mê Phật giáo và đến Darjeeling, Ấn Độ để theo học các vị cao tăng.

Cuối cùng, ông cũng nhận được bằng Tiến sỹ nhưng khi đến lúc phải xác định con đường đi cho mình, ông không cảm thấy có gì khó khăn hay tiếc nuối.

Ông tâm sự về lựa chọn trở thành nhà sư của mình: "Quyết định đó không khó khăn chút nào. Tôi không hề nuối tiếc.

Đôi khi bạn không cần phải rung hay bẻ cành để hái quả. Bạn chỉ cần chạm nhẹ và nó đã rơi vào tay bạn".

Ông đã dành nhiều thời gian đi đi về về giữa Ấn Độ và Pháp để tìm ra điều gì phù hợp nhất với mình. Khi đến thời điểm, ông không suy tính thiệt hơn từng lựa chọn mà chỉ lắng nghe trái tim mách bảo và hành động dứt khoát.

Ricard cho biết, kể từ đó, ông đưa ra mọi quyết định quan trọng trong đời theo cách ấy.

6. Hãy chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi

Ông Ricard viết cuốn sách "The Monk and the Philosopher" (Tạm dịch: Nhà sư và triết gia) với mục đích dành nhiều thời gian bên người cha đang già yếu của mình.

Nhưng sau khi nhận được nhiều sự chú ý,  ông đã học tập Đức Đạt Lai Lạt Ma, dùng sự nổi tiếng của mình để truyền đi những thông điệp về hạnh phúc và thành công.

Sau đó, vào năm 2007, khi tờ Independent đưa ra kết quả của nghiên cứu về thiền tập mà Ricard tham gia, họ gọi ông là "người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới".

Dù ông có phản đối danh hiệu này như thế nào, nó vẫn xuất hiện liên tục trên báo chí thế giới.

Thầy của ông Ricard nói với ông: "Đừng bận tâm đến nó. Hãy dùng nó vì mục đích tốt đẹp".

Nghĩa là, nếu được gọi là "người hạnh phúc nhất thế giới", hãy biến nó thành cơ hội để dạy mọi người cách để hạnh phúc hơn.

Và đó là điều ông đang làm.

Nguồn: Quỳnh Anh

GIADINHMOI.VN




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC