Đôi khi, các bậc phụ huynh vô tình thốt ra những câu nói ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, làm tổn thương chính con cái mình.

Dưới đây là 8 câu nói mà bạn tuyệt đối không nên thốt ra cho dù có đang nổi nóng với con đến mức nào.

1. “Đừng làm bố/mẹ phải xấu hổ vì con”

Rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải sai lầm này. Họ nghĩ rằng họ đang nhắc nhở con cái mình có những hành vi tốt hoặc ngăn cản những trò nghịch ngợm của chúng.

Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các cụm từ cực đoan kiểu như “không được làm cho bố mẹ xấu hổ”, bạn đang gây tổn thương về mặt tình cảm cho chính con bạn.

Chưa kể tới việc trong tương lai chúng cũng phải luôn cố gắng làm những việc để có được sự chấp thuận của bạn và điều này ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong cuộc sống của chúng sau này.

2. “Bố/mẹ hứa nhà mình sẽ đi du lịch vào dịp hè năm nay”

Hãy cân nhắc trước khi hứa hẹn bất kỳ điều gì, nó sẽ để lại “vết thương” trong tâm trí những đứa trẻ nếu kế hoạch đó bị dừng mà không có thông báo hoặc lý do rõ ràng.

Điều này có thể tạo ra các vấn đề về lòng tin giữa bạn và con, từ đó gây ảnh hưởng trong các mối quan hệ với những người khác khi chúng lớn lên.

Trên hết, hãy nhớ tầm quan trọng của lời hứa với một đứa trẻ và trong trường hợp không thể thực hiện lời hứa của mình, hãy ngồi lại giải thích chi tiết cho chúng.

7 câu nói tưởng như vô hại của cha mẹ làm tổn thương con trẻ - 0

3. “Khi bố/mẹ bằng tuổi con, bố/mẹ làm điều này giỏi hơn hẳn”

Trong con mắt của trẻ dưới sáu tuổi, cha mẹ chính là những vị thần theo đúng nghĩa đen.

Các hành vi ứng xử, mối quan hệ với người khác đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các câu nói mà bạn sử dụng.

Ví dụ, nếu bạn liên tục đề cập đến những thành tích của mình khi còn nhỏ, bạn có thể gieo vào lòng con mình thái độ ganh đua không tốt đồng thời cũng đóng khung con bạn trong sự tuyệt vọng về khả năng của bản thân.

Mặc dù điều này không hẳn là có hại khi chúng còn nhỏ nhưng vô hình chung sẽ tác động nhiều đến hành vi trong cả cuộc đời sau này vì nó khuyến khích chúng bằng mọi cách theo đuổi các mục tiêu làm hài lòng người khác hơn là theo mong muốn của cá nhân.

Không cần phải nói cũng biết được cuộc sống như vậy mệt mỏi thế nào.

4. “Những bạn khác làm bài thi tốt hơn con”

Tương tự, so sánh thành tích của con bạn với bạn của chúng có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tạo dựng mối quan hệ với bạn bè.

Thay vì nhìn thấy giá trị của tình bạn, nhiều khả năng chúng sẽ xem đó chính là đối thủ cạnh tranh, những người phải bị thay thế bằng mọi cách.

Điều này không chỉ cản trở sự phát triển về mặt xã hội của chúng, mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về người khác theo hướng tiêu cực.

Thậm chí tạo ra những vấn đề về lòng tự trọng trong cuộc sống sau này cũng như xu hướng hành động theo mong muốn của người khác, dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu.

5. “Lớn lên con sẽ không khỏe mạnh nếu không chịu ăn”

Đây là câu nói rất phổ biến của các bậc phụ huynh, nghe thì tưởng sẽ khuyến khích trẻ  nhưng thực chất có thể tác động tiêu cực đến chúng.

Những bữa ăn sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong suốt thời thơ ấu, khiến trẻ đặt nặng quá mức tầm quan trọng của thực phẩm và hậu quả của việc không ăn các món ăn nhất định.

Thay vào đó, nên khuyến khích bằng cách nói rõ lợi ích sức khoẻ của chúng, hoặc tìm cách khiến cho bữa ăn vui vẻ, hấp dẫn hơn.

6. “Mày chẳng khác gì bố/mẹ mày!”

Câu nói rất dễ tạo khoảng cách giữa bạn và con mình, nhất là khi nó thường được thốt ra khi đang tức giận.

Trong trường hợp này, bạn đang cho thấy một dấu hiệu rõ ràng rằng bạn không hài lòng với mối quan hệ của mình, gây bất an cho con và vô tình đưa chúng vào cuộc xung đột của cha mẹ, điều này còn làm giảm lòng tự trọng của chúng và tạo ra sự phân tâm không đáng có ở trường.

Những lúc con bạn làm sai, tốt nhất hãy cố gắng tránh so sánh với bố mẹ chúng, thay vào đó hãy đưa ra lời phê bình thẳng thắn mà không đề cập đến bất cứ ai khác.

7. “Bố/mẹ không muốn nghe thấy tiếng của con”

Chắc chắn sẽ có những lúc con bạn nghịch ngợm, la hét bất kể thời điểm nào. Những lúc này, bạn không nên tạo ra các ranh giới mà ngăn cản chúng thể hiện bản thân hoặc cố gắng kiềm chế chúng.

Bằng cách nói với con rằng bạn không muốn nghe chúng la hét, bất kể hoàn cảnh nào, bạn đang vô tình cho chúng thấy chúng không được chào đón trong cuộc sống của bạn.

Trong tâm trí đang phát triển của một đứa trẻ, điều này có xu hướng tạo ra cảm giác tội lỗi.

Thay vì sử dụng những lời này, bạn nên nhẹ nhàng giải thích với con mình và đề nghị hãy cố gắng giữ im lặng một chút vào lúc này. 

8. “Con phải làm thế này, bố/mẹ mới yêu”

Một đứa trẻ dù bị bố mẹ đánh mắng vẫn ôm chặt lấy bố mẹ, đó là vì chúng yêu bạn vô điều kiện. Vì vậy, dù là trong lời nói, bạn cũng đừng bao giờ lấy tình yêu của mình ra làm điều kiện trao đổi, sẽ khiến trẻ hiểu nhầm rằng thành tích sẽ đổi được đồ chơi, quần áo và tình yêu từ bạn.

Nguồn: Dân Việt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC