Trong văn hóa truyền thống, Lễ được coi trọng nhất mực. Lý do không chỉ là hình thức mà còn liên quan trực tiếp tới vận mệnh con người.

 

Cổ nhân thường nói: “Rung chân nhún vai mốc meo ba đời, tay không nâng bát nghèo cả đời”. Tại sao người xưa lại nói như vậy?

Theo Giáo sư Nam Hoài Cẩn: Đừng rung chân, cái thói quen này cần phải bỏ, nếu không bỏ thì sẽ không may, vận khí không tốt.

Một người tuyệt đối không nên rung chân, ngồi cở chỗ kia hai chân cứ rung rung như vậy, có tiền thì ắt cũng tiêu tán hết, có người thì cũng người mất, cửa nát nhà tan. Nếu là người xuất gia làm tăng ni, ắt thì…

Không bỏ thói quen này ắt nghèo cả đời, tiền bạc tiêu tán hết - 0

Đại sư nói như vậy, đều là có thâm ý, nhiều người khó có thể thấy được ẩn ý trong đó.

Trong dân gian thì nói: “Nam rung nghèo, nữ rung tiện”. Một người luôn nhún vai, rung chân, nếu là nam nhân thì không thể thành công trong sự nghiệp, nếu là nữ nhân thì có lẽ là lỗ mãng, thấp hèn.

Người thời xưa rất có lễ nghi, cử chỉ hành vi đều thể hiện sự văn minh nho nhã, thể hiện sự điềm tĩnh tao nhã khiến cho đối phương cảm nhận được tiềm ẩn của sự tu dưỡng.

Còn những người lười biếng, kiểu cách giả tạo, hành xử thô lỗ, là biểu hiện của một người khuyết thiếu giáo dưỡng. Một người như vậy, rất khó để làm nên sự nghiệp.

Đệ tử quy viết:

  Mũ phải ngay, nút phải gài, vớ và giày, mang chỉnh tề. Nón quần áo, để cố định, chớ để bừa, tránh dơ bẩn. Áo quý sạch, không quý đắt, hợp thân phận, hợp gia đình. Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu, uống say rồi, rất là xấu. Đi thong thả, đứng ngay thẳng, chào cúi sâu, lạy cung kính. Chớ đạp thềm, không đứng nghiêng, chớ ngồi dang, không rung đùi”.

(Nguyên gốc: “Quan tất chính, hữu tất kết, miệt dữ lý, câu khẩn thiết. Trí quan phục, hữu định vị, vật loạn đốn, trí ô uế. Y quý khiết, bất quý hoa, thượng tuần phân, hạ xưng gia. Đối ẩm thực, vật giản trạch, thực thích khả, vật quá tắc.

Niên phương thiểu, vật ẩm tửu, ẩm tửu túy, tối vi sửu. Bộ tòng dung, lập đoan chính, ấp thâm viên, bái cung kính. Vật tiễn quắc, vật bả ỷ, vật ki cứ, vật diêu bễ”.)

Tất cả những người có giáo dưỡng, đều tự nhiên thể hiện ra dáng vẻ bề ngoài sự giáo dưỡng.

Phong thái của một người, cử chỉ và tác phong, đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, đi có tướng đi, ngay thẳng mà không lỗ mãng, hoạt bát mà không ngả ngớn. Cho dù chỉ cần ngồi bên cạnh cũng nhận thấy sự tao nhã…

Thành ngữ có câu “Dân dĩ thực vi thiên”, việc ăn cơm kỳ thực là một đại sự. Người Nhật Bản, Hàn Quốc khi ăn cơm, thường là cởi giày vào nhà, đây thật ra là lễ nghi của người Trung Nguyên thời cổ đại. Về sau, sau khi cởi giày thì cởi luôn cả bít tất (còn gọi là túc y).

Thời Xuân Thu, đại phu Chử Sư Thanh Tử và quốc quân nước Vệ đến nước Tề tỵ nạn. Lúc ăn cơm, Chử Sư Thanh Tử cởi giày nhưng không cởi tất, Vệ Xuất Công tỏ vẻ không vui. Chử Sư Thanh Tử giải thích nói:“Chân của ta có bệnh, cởi, cởi túc y không tốt”.Vệ Xuất Công rất tức giận, muốn chém chân của Chử Sư, bởi vì ông cho rằng loại hành vi này là trái với lễ pháp.

Lễ pháp là những điều cấm kỵ đối với suy nghĩ, hành vi của một người.

Thời cổ đại, người xưa dùng đũa khi ăn cơm thì có đến hơn 10 điều cấm kỵ. Nếu như đem một đầu chiếc đũa ngậm vào miệng, phát ra âm thanh, thì được gọi là “phẩm trứ lưu thanh” (đũa phát ra âm thanh là hành vi thấp kém); nếu như dùng đũa gõ vào bát, ắt bị coi là mắng thiên, gọi là “kích chản xao chung” (gõ chén khua bát); nếu như lỡ tay đánh rơi đũa xuống đất thì được coi là hành vi thất lễ nghiêm trọng, gọi là “lạc địa kinh thần” (đũa rơi xuống đất làm kinh động Thần linh), v.v…

Người xưa lúc ăn cơm, yêu cầu tay phải cầm chắc đôi đũa, tay trái bưng bát, miệng đưa vào miệng bát ăn cơm – đưa cơm gần sát miệng, không đưa miệng gần sát cơm. “Tay không bưng bát tận cả đời”, đây là một loại cảnh cáo đối với người phạm phải điều này.

Hoàng tộc thời cổ đại khi ăn cơm, đầy bàn là các món ăn quý và lạ, lễ nghi trên bàn ăn cũng rất nghiêm ngặt.

Trong “Đoan kính hoàng hậu hành trạng” thời Hoàng đế Thuận Trị có ghi chép: Hoàng hậu Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị vốn rất ham thích xa xỉ, mỗi lần nếm thức ăn nếu trái với ý của mình thì liền tức giận không vui, cuối cùng bị phế bỏ.

Vị hoàng hậu này khuyết thiếu sự tôn kính, chỉ biết “xa xỉ”, kỳ thực cũng là khuyết thiếu biểu hiện của sự giáo dưỡng, đối với chính bản thân bà là một điều bất lợi.

Bữa ăn sang trọng trong hoàng tộc, không chỉ đơn thuần là lễ nghi, mà còn cân nhắc đến sự an toàn, ẩn giấu sở thích không cho người ngoài biết.

Trong “Tư trì thông giám – Tấn kỷ bát” có ghi chép: Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung, ăn bánh trúng độc, vào giờ ngọ buổi trưa, băng hà trong cung điện.  Hoàng đế bị mưu sát, là vì ông thích ăn cái gì đã bị người khác biết rõ, nếu không thì việc đầu độc sẽ khó hơn rất nhiều.

Nhà cửa rộng vạn gian cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường sáu thước; gia tài bạc triệu, mỗi ngày cũng chỉ ăn ba bữa cơm.

Đối với một người bình thường mà nói, ăn ngủ không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng, vì sao phải coi mình như những bậc hoàng đế, đế vương để chú ý lễ nghi đây?

Tuy nhiên, biết kính sợ, không tùy tiện muốn làm gì thì làm, đây là điểm mấu chốt của nhân sinh. Từ xưa đến nay, từ những lời thuyết pháp của các bậc thánh hiền, đến tục ngữ dân gian… đều nhắc nhở con người về lòng kính sợ, tôn kính Đạo, thuận lẽ trời và trân quý nhân sinh.

 

Chú thích:Nam Hoài Cẩn – một thi nhân, một Đại sư Quốc học Trung Quốc – Đài Loan, người tích cực truyền bá văn hóa truyền thống Trung Quốc, những tác phẩm của ông xuất bản là do những lần đăng đàn diễn giảng khắp Hoa Lục và Đài Loan, nội dung các trước tác của ông đều có liên quan đến tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.

Theo soundofhope

Bảo Hân biên dịch

Nguồn: DKN.TV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC