Cười nhạo người khác là khỉ, không ngờ bản thân lại trở thành đối tượng mà mình chế giễu. ‘Lời nói gió bay nhưng nghiệp thì không bay’, lời chế giễu khi thốt ra khỏi miệng không chỉ là một sự mỉa mai, mà còn là nghiệp quả với chính mình.

Lời nói gió bay nhưng nghiệp thì không bay, Bồ Tát sợ ‘nhân’ còn chúng sinh sợ ‘quả’ - 0

Trong kinh điển Phật giáo có một câu chuyện kể rằng, ngày xưa lâu lắm rồi, có một tu sĩ trẻ buông lời ác ý chế giễu một một vị hòa thượng cao tuổi khác, nói rằng ông nhảy qua dòng suối nhỏ trông giống như một con khỉ vậy. Chính vì khẩu nghiệp ác ý này, mà năm trăm đời sau khi nhân quả đến, vị tu sĩ trẻ tuổi cuối cùng cũng chuyển sinh thành một con khỉ.

Có một câu nói rất sâu sắc: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. ‘

Bồ Tát’ trong câu này là chỉ những người có tu dưỡng, có đức hạnh. Người có tu dưỡng vì biết rõ sự đáng sợ của quả báo, nơm nớp lo sợ, e rằng mình sẽ rơi vào vũng bùn nhân quả ác tính mà luôn thận trọng từ lời nói đến việc làm. Chúng sinh thông thường vô minh, không ý thức và cũng không thận trọng đối với việc tạo nhân, cho nên mới vô tình làm điều xấu mà gặp phải quả báo, đến khi hối hận thì đã muộn quá rồi.

Lời nói gió bay nhưng nghiệp thì không bay, Bồ Tát sợ ‘nhân’ còn chúng sinh sợ ‘quả’ - 1

Con người vốn sợ khổ nhưng lại không biết rằng những lời nói của mình nói ra cũng có thể tạo thành ác nghiệp.  (Ảnh: Youtube)

Chế giễu người khác như khỉ để rồi cuối cùng bản thân lại biến thành khỉ, điều ấy phù hợp với sự công bằng của luật nhân quả, có nhân ắt có quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Tại sao lại như vậy? Đó là quy luật của vũ trụ, là luật nhân quả công bằng. A tạo nhân, A phải nhận quả. Kết quả của riêng A thì chính A phải chịu, bất cứ ai cũng không thể gánh nghiệp thay thế được.

Luật nhân quả là chuẩn xác và nghiêm khắc vô tình, không thể có sai lầm hay sơ xuất. Cũng không thể vì thời gian lâu dài trôi qua mà mất đi hiệu lực, càng không thể vì thời gian di rời mà bị bỏ sót. Có một câu kinh kệ nói rằng:

“Giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong; 

Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thường”.

Nghĩa là, giả sử trăm ngàn kiếp đều tạo nghiệp nhưng không chết; thì khi nhân duyên đến, sẽ phải tự mình nếm trải quả báo.

Do đó, mặc dù thời gian của năm trăm kiếp dài lâu như vậy đã trôi qua, nhưng “khi nhân duyên đến”, cuối cùng vị tu sĩ trẻ lại rơi vào kiếp làm thân khỉ.

Câu chuyện này cũng rất phù hợp với một đạo lý quan trọng khác của quan hệ nhân quả: Con người làm gì thì sẽ gặp phải những điều giống như họ đã làm. Cũng có thể nói rộng ra rằng: Một người thường nói thế nào, họ cũng sẽ giống như những điều họ nói. Nếu chế giễu người khác ra sao, họ sẽ trở thành chính những gì họ đã cười nhạo.

Lời nói gió bay nhưng nghiệp thì không bay, Bồ Tát sợ ‘nhân’ còn chúng sinh sợ ‘quả’ - 2

Muốn bản thân hạnh phúc, phải trao đi hạnh phúc và một ước muốn thiện lương đối với người khác. (Ảnh: ngonluanho.net)

Vị tu sĩ trẻ có thói quen coi thường cười nhạo người khác, hơn nữa đối tượng bị anh ta chế nhạo lại là một vị hòa thượng đức hạnh. Do vậy, anh ta đã vô tình tạo nghiệp mà thoạt nhìn thì cảm thấy không có ảnh hưởng gì lớn. Nhưng khi nhân duyên tới, thời cơ quả báo chín muồi, lời chế giễu ấy cuối cùng cũng quay trở lại chính bản thân anh ta, để anh ta cảm thụ được mùi vị của sự cười nhạo người khác bằng chính quả báo trên bản thân mình!

 

Theo Secretchina 

Hương Xuân biên dịch

Nguồn: DKN.TV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC