Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu” (nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành). Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng.
Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo “vuốt mặt nể mũi”, bạn nói tốt cho người này có khi lại đắc tội với người kia, như thế chưa hẳn đã là cao minh. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói.
Một người cả một đời sẽ không ngày ngày phạm vào những việc thiếu đức, nhưng những lời nói không đúng đắn, những lời khó nghe và thiếu đức sẽ có thể được nói ra mỗi ngày. Theo thời gian tích lũy nhiều dần, phúc báo đều từ cái miệng mà chạy đi hết, cho nên, người nói chuyện mà không có khẩu đức, đời này cũng sẽ là ghập ghềnh trắc trở, rất thê lương.
Có một câu chuyện: Tại thị trấn nọ có một chàng trai trưởng thành tuổi đã hơn 30, có thể nói lớn lên cũng rất khôi ngô tuấn tú, nhưng đến nay dù chỉ một việc cũng chưa thành; muốn công ăn việc làm, việc làm không có được, muốn tạo dựng sự nghiệp, sự nghiệp lại cũng không thành. Bạn bè cùng độ tuổi với anh ta đều lập gia đình và có con cái đến trường học cả rồi, mà anh ta vẫn độc thân một mình chưa vợ chưa con gì cả, ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch, có lúc đến cả mấy ngày không rửa mặt, thân thể dơ bẩn nhếch nhác như dòng sông Hán. Ai nói lời tốt giúp góp ý khuyên bảo thì cũng không để tai nghe, ai nói thêm nữa thì liền chừng mi quắc mắt lớn tiếng nạt nộ lại người ta.
Anh ta đã mở một điểm buôn bán nhỏ, nhưng cũng không có tư tưởng tiến thủ, không có chí lớn, chỉ biết ăn ăn uống uống. Người ta buôn bán có đồng lời còn anh ta phải bù lỗ, đến phiên anh ta tiếp quản buôn bán ngay cả vốn cũng chưa thu trở về, mấy năm liền trả tiền gốc cộng thêm tiền lời tạo thêm gánh nặng cho những người trong gia đình, khiến họ thở không ra hơi, gia cảnh mỗi ngày càng sa sút. Đã thế, đến lúc lại còn phải mượn giấy tờ đất của họ hàng để thế chấp vay tiền lãi cao mới có thể tiếp tục mà kinh doanh. Người mẹ đã 60 tuổi cũng không cách nào giúp anh ta gỡ lại trong công việc buôn bán. Những người bạn xung quanh anh đều nhận không ra anh của khi trước đây nữa.
Thể diện bề ngoài của anh ta cũng không thua kém ai, tại sao lại không vinh quý. Sau khi quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện, anh chàng này khẩu đức rất kém, có lẽ nguyên cớ là do bản thân đã sớm tiêm nhiễm nhiều thói quen xấu trong xã hội, người ấy từ nhỏ nói chuyện đã bao to búa lớn nạt nộ la lối um xùm, không có hình dạng của một người thận trọng chín chắn, không tôn trọng trưởng bối, không tôn kính Thần Phật, uống ly rượu vào thì ăn nói càng hàm hồ bá đạo, tùy tiện nói lung tung.
Anh chàng này vì sao làm kinh doanh lại phải bù lỗ vậy? Vẫn là bởi vì không có phúc báo, có phúc báo mới có thể kiếm tiền. Phúc báo của anh ta sớm đã tổn thất đi không ít, như vậy thì làm sao mà kiếm ra tiền. Nếu mà anh ta không sớm ngộ ra rồi sửa đổi hối cải đi, thì về già tình cảnh của anh ta sẽ càng thêm thê lương.
Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng vậy, rất nhiều phúc báo đều đã thông qua cái miệng làm tổn mất đi. Có người nói, nhưng ta chưa từng làm một việc ác nào cả. Cần biết rằng, cái miệng tạo nghiệp không hề tốt, sẽ tổn phúc báo một cách ghê gớm. Người xưa nói rằng: “Ngôn do tâm sinh”, lời từ tâm mà ra. Nếu cái miệng chỉ biết nói những lời không tốt, nói những lời thị phi và chửi rủa người khác, như thế thì tổn hại phúc báo càng nhanh.
Cái miệng cần giữ đức, không nói những lời nghiệt ngã chua ngoa, có như thế mới giữ được phúc báo lưu lại. Tại sao cái miệng lại có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo phải là do nhân duyên hòa hợp, cũng là một loại thể hiện của trường năng lượng. Ví như nói, bạn lên chùa làm nghĩa công, đóng góp những công việc có ý nghĩa cho chùa, vậy phải chăng từ động tác quét sân của bạn mang đến phúc báo cho bạn, hay động tác lau bàn mang cho bạn phúc báo? Đều không phải vậy. Là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn.
Tâm của chúng ta phát ra lợi ích cho chúng sinh, đi quét sân, đi sắp xếp dọn dẹp vệ sinh, là kết duyên hoan hỷ với chúng sinh. Cái tâm niệm này xuất ra, đã cảm ứng năng lượng từ bi chân chính vào vũ trụ, khi đó sẽ đạt được sự gia trì của năng lượng chân chính, liền tạo thành duyên của phúc báo. Phúc báo là đã sản sinh như thế đấy.
Trong kinh nhà Phật, lời mà Phật nói, ngôn từ nhu mềm, thuyết phục lòng chúng sinh. Chúng sinh mười Pháp giới đều rất thích được nghe Phật thuyết giảng, đều được tất cả ngữ âm của Phật thuyết phục, chấn nhiếp. Đấy là vì Phật đã tu hành qua nhiều đời nên lời nói hiền từ là có nguyên do.
Cái miệng mà nói những lời hay, trong tâm tồn chứa nhiều hảo tâm, như thế thì từ trường tốt sẽ từ vũ trụ phát xuất ra. Và đắc được về những hồi báo tốt. Thế nào gọi là thực hiện hảo tâm, đầu tiên cần biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu. Một người càng tu hành, nhất định càng cần tự đủ, đối với hoàn cảnh đối ngoại nào cũng đều rất biết đủ và cảm ơn, đấy mới là đại biểu của tinh tấn và tiến bộ.
Lời không tốt không nên nói, vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra?
1. Không nói những lời chán nản, thối chí
2. Không nói những lời khoe khoang
3. Không nói những lời tổn thương
4. Không nói những lời oán trách
5. Không nói những lời riêng tư
6. Không nói những lời bí mật
7. Không nói những lời tức giận
8. Không nói những lời dối trá
9. Chuyện không nói có, chuyện có nói không
10. Nói lời hung ác
11. Nói lưỡi đôi chiều
12. Nói lời thêu dệt
Nguồn: Kiến thức