Những thứ không được mang vào Đức có một số chú ý cơ bản, bạn cần phải lưu ý để không bị giữ lại ở chỗ làm thủ tục nhập cảnh nhé!
Những thứ không được mang vào Đức cần đặc biệt lưu ý
Hàng năm, đất nước Đức là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều lượt khách du lịch. Chính vì vậy, các công tác từ xin visa đến nhập cảnh sang Đức đều rất nghiêm ngặt.
Hãy đọc và lưu ý để quá trình nhập cảnh vào Đức của bạn diễn ra thuận lợi nhé.
Một số thứ cần phải lưu ý trước khi mang vào Đức
Cũng giống như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, công tác nhập cảnh đều diễn ra rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Đối với Đức, công tác này càng chặt chẽ hơn và có quy định rõ ràng, đặc biệt là từ những nước ngoài EU thì có những mặt hàng bị cấm không được mang vào Đức.
Ngoài những mặt hàng mang vào Đức được quy định chung bị cấm, giữ lại và tiêu hủy như chất nổ, chất gây nghiện, vũ khí, một số mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế số lượng như động thực vật, thuốc, hàng dệt may,… thì Đức có quy định cấm một số thứ khác.
Đối với thuốc men
Một trong những thứ không được mang vào Đức đầu tiên đó là thuốc men, theo Luật Dược phẩm Đức, khi nhập cảnh vào Đức được mang theo thuốc phục vụ cá nhân nhưng với liều lượng đủ dùng cho tối đa 3 tháng.
Tuy nhiên, có một số loại thuốc bị cấm mang vào Đức, ngay cả khi dùng cho cá nhân:
Thuốc giả, thuốc chứa chất nguy hiểm như Testosteron, Nandrolon, Clenbutero,…
Thuốc men
Đối với động, thực vật và các sản phẩm từ chúng
Mang theo động thực vật và các sản phẩm từ chúng qua biên giới không chỉ có nguy có gây lan truyền dịch bệnh mà còn đe dọa bảo tồn thiên nhiên các nước cho nên nó nằm trong danh mục những thứ không được mang vào Đức.
Quy định này áp dụng không chỉ động thực vật sống, mà cả đã chết cũng như những bộ phận và sản phẩm được làm từ chúng như kem dưỡng da, dược phẩm châu Á và thực phẩm chức năng, đồ lưu niệm, có thể phải tuân theo quy định bảo tồn thiên nhiên.
Những sản phẩm sau khi mang vào địa phận Đức phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về bảo tồn thiên nhiên.
Ví dụ như ngà, da voi, hình điêu khắc, chạm trổ từ ngà voi, túi xách làm từ da voi, lông các loại thú quý hiếm, tất cả các loại mèo hoang quý, tất cả các loại khỉ, các sản phẩm làm từ tê giác , cá sấu và rắn, chế biến thành giày, thắt lưng hay dây đeo đồng hồ, san hô,…
Động vật
Bên cạnh những thứ không được mang vào Đức, thì có một số loại có thể mang theo phục vụ nhu cầu cá nhân mà không cần giấy phép như trứng cá trọng lượng tối đa 125gr đựng trong những hộp có kí hiệu theo quy định, tối đa 4 sản phẩm từ da cá sấu, 3 vỏ ốc to, 4 cá ngựa.
Nếu mang theo cây, bộ phận của cây hay các sản phẩm từ chúng từ một nước thuộc châu Á, châu Mỹ, châu Phi hay châu Úc, thường phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cây do đất nước đó cấp.
Nếu không đúng quy định mang theo động thực vật trái phép không chỉ bị tịch thu mà có thể bị phạt hành chính.
Từ ngày 1-5-2009, khối EU chính thức áp dụng quy định gắt gao đối với việc nhập khẩu các sản phẩm từ động vật nhằm tránh lây lan dịch bệnh như cúm gia cầm cho nên chúng nằm trong danh sách những thứ không được mang vào Đức.
Nếu mang theo mình thịt, sữa hay các sản phẩm về sữa, thịt như pho mai, xúc xích sẽ phải đi qua những cửa có nhân viên dịch tễ kiểm tra.
Ngoài ra phải có giấy chứng nhận sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực.
Đối với hàng nhái, hàng giả
Nếu mang theo với số lượng ít, hải quan thường không can thiệp do không mang tính thương mại mà dùng cho nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, nếu mang theo số lượng lớn, hải quan sẽ nghi ngờ những thứ mang sang Đức để kinh doanh.
Lúc đó, bạn sẽ bị kiểm tra, hàng sẽ bị tịch thu và xử phạt.
Đối với đồ ăn
Nấm dại
Được mang theo thức ăn phục vụ cá nhân hay làm quà tặng. Tuy nhiên, một số thức ăn nằm trong danh sách những thứ bị cấm hoặc hạn chế mang vào Đức như nấm dại.
Nấm ăn được mang tối đa 2 kg; khoai tây bị cấm do tránh lây lan vi khuẩn; trứng cá tầm:
Chỉ được mang tối đa 125 gr mỗi người; một số loại thực phẩm chức năng hay vitamin bổ sung; thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, thịt rừng, sữa, sản phẩm từ sữa, trứng, cá được mang tối đa 1kg.
Đối với tiền mặt
Một trong những quy định khắt khe về những thứ không được mang vào Đức, bắt đầu từ ngày 15-6-2007, khi nhập cảnh vào Đức từ một nước không thuộc khối EU và mang theo tiền hoặc tài sản tương đương tiền với tổng giá trị từ 10.000 Euro trở lên đều phải khai báo bằng văn bản tại Cơ quan Hải quan Đức có thẩm quyền.
Bao gồm tiền giấy, tiền xu, cổ phiếu, chứng khoán, ngân phiếu. Tiền nước ngoài được đổi sang Euro theo tỉ giá của ngày nhập cảnh.
Nếu mang theo tài sản tương đương tiền như sổ tiết kiệm, vàng, bạc, kim cương, đá quý với tổng giá trị từ 10.000 Euro trở lên sẽ phải khai báo bằng miệng khi hải quan hỏi.
Không được mang quá nhiều tiền
Mẫu đơn khai báo với tiêu đề “Anmeldung von Barmitteln“, có thể điền mẫu bằng tay hoặc đánh máy, sau đó kí tên. Phải khai đầy đủ và chính xác các thông tin về nhân thân, lịch trình và phương tiện đi lại, số lượng tiền, xuất xứ, mục đích sử dụng, chủ sở hữu và người thụ hưởng.
Khi nhập cảnh, phải tự động tìm đến quầy để nộp giấy này, ngay cả khi hải quan không hỏi. Khi hải quan kiểm tra, hành khách phải giải thích được nguồn gốc khoản tiền, ngay cả khi khoản tiền mang theo dưới ngưỡng 10.000 Euro.
Nếu không thực hiện trách nhiệm khai báo bằng văn bản hoặc khai sai hay thiếu về số tiền, có thể bị phạt hành chính đến một triệu Euro.
Như vậy, bên cạnh những quy định chung về những thứ không được mang vào Đức nói chung thì ở đây những mặt hàng được kiểm tra nghiêm ngặt hơn và có quy định số lượng được phép.
Chính vì vậy, hãy tìm hiểu trước để tránh trường hợp không đáng có khi đang làm thủ tục nhập cảnh khi du lịch đến Đức nhé.
Theo: Du lịch Việt Nam