Khi lên 3 tuổi, trẻ đã có tư duy độc lập, cha mẹ không còn hạn chế được hành động của trẻ và trẻ sẽ ngày càng nghịch ngợm, chẳng hạn vứt đồ chơi văng vãi khắp nơi trong nhà, phá phách làm hỏng đồ đạc, thậm chí có thể sẵn sàng cắn người khác nếu nó cảm thấy không vui…

Chính vì thế, trong giai đoạn này, điều mà các ông bố bà mẹ nói nhiều nhất chắc hẳn là từ "không": không ném, không nghịch, không chạy lung tung, không cắn, …. Lúc đầu, đứa trẻ có thể chột dạ chững lại một lúc khi nghe thấy, nhưng sau đó giọng mẹ càng lớn, đứa trẻ càng bạo dạn phản kháng, thậm chí chúng còn cố tình lờ bố mẹ đi như thể không nghe thấy gì. Tại sao lại thế? Cha mẹ nên làm gì với một đứa trẻ như vậy? 

Sự nguy hiểm của việc nói "không" quá thường xuyên với trẻ

1. Kích thích tâm lý nổi loạn của trẻ

Trẻ khoảng 3 tuổi đang trong thời kỳ nổi loạn, rất thích chống đối cha mẹ, mẹ càng mắng to trẻ càng không muốn nghe. Thấy mẹ tức giận, trẻ càng có xu hướng chọc giận mẹ thêm.

2. Phụ huynh tự làm khổ mình

Thật sự không ai muốn tức giận hay la hét cả ngày, vì như vậy không chỉ mệt mỏi tinh thần mà còn tổn thương thân thể. Không có gì ngạc nhiên khi một số bà mẹ phát bệnh do thường xuyên tức giận bởi nói "không" với những đứa trẻ không có tác dụng. Vậy tại sao các bà mẹ phải tức giận với con mình rồi tự làm khổ bản thân? Tốt hơn hết hãy nghĩ ra cách khác tốt hơn cho con cái và cho chính mình.

3. Không đạt được hiệu quả giáo dục

Sau 3 tuổi, trẻ đã ghi nhớ mọi việc, sẽ nhớ rõ dáng vẻ hung dữ của mẹ, và khi trẻ lớn hơn, ấn tượng xấu về mẹ sẽ ngày càng sâu sắc. Trước 6 tuổi là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ, nếu mẹ suốt ngày la mắng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, khiến trẻ rất nhạy cảm và bất an sau này.

1 Cha Me Noi Khong De Huong Con Cai Toi Nhung Dieu Dung Dan Nhung Lai Nhan Tac Dung Nguoc

Vậy mẹ nên làm gì?

1. Tính cách của trẻ cần được phát triển ngay từ nhỏ

Nhiều gia đình để trẻ 3 tuổi mới bắt đầu cho đi học mẫu giáo, lúc đó mới dạy trẻ là hơi muộn. Mẹ nên dạy trẻ một số quy tắc một cách tinh tế ngay từ khi trẻ mới chào đời, lúc vài tháng tuổi. Trẻ phải tuân thủ các nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày càng sớm càng tốt, nếu không trẻ càng lớn thì càng khó quản lý.

2. Nói với trẻ mức độ nghiêm trọng của hậu quả

Nếu trẻ nhất quyết muốn chơi những thứ nguy hiểm, mẹ trực tiếp nói “không” để cấm cản thì trẻ nhất định sẽ không phục. Thay vào đó, mẹ có thể kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chẳng hạn như không được cầm dao gọt hoa quả, và tay sẽ chảy máu và đau đớn…. Như vậy, đứa bé mới biết sợ mà không dám tiếp tục cố chấp.

3. Hình phạt đã thỏa thuận không thể giảm nhẹ

Các bà mẹ luôn miệng dặn con đừng vứt bình sữa đi, cứng rắn có mềm mỏng có, rằng nếu vứt đi hôm nay thì mai sẽ không có sữa uống; hay đừng vứt đồ chơi lung tung, nếu không mẹ sẽ không mua bất kỳ đồ chơi gì cho con nữa trong nửa năm… Thế nhưng thực tế họ lại không làm được như vậy, để rồi những đứa trẻ hiểu rằng mẹ chỉ dọa thôi, mẹ sẽ không làm đâu và chúng sẽ không sợ, không nghe theo.

Do đó, bố mẹ cũng phải nghiêm túc với chính lời nói của chính mình, một khi đã nói ra những lời nào với trẻ thì mẹ nhất định phải nghe theo, tuy rằng sẽ khiến những đứa trẻ rất đau lòng, nhưng nếu không để chúng chịu phạt đúng như lời mẹ đã nói, chúng sẽ không nhớ và tiếp tục sai phạm.

Theo V.K - Vietnamnet




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC