Con đầu lòng mang lại thật nhiều hạnh phúc nhưng cũng đi kèm không ít bỡ ngỡ và bối rối cho các cặp đôi lần đầu làm cha mẹ.
Đứa trẻ nhận được vô vàn yêu thương nhưng đồng thời có thể phải chịu thiệt thòi do cha mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi dạy con, khó kiềm chế cảm xúc, dễ xảy ra xung đột... nên dẫn tới những tình huống tiêu cực.
Và theo nghiên cứu mới đây, những đứa con đầu lòng có thể trở nên nóng nảy, cáu gắt và quá hiếu động vào năm 2 tuổi nếu từ trong bụng mẹ cho tới khi lọt lòng, bé bị tác động bởi những căng thẳng từ cha mẹ.
Cụ thể, các nhà khoa học của Đại học Cambridge, Birmingham, New York và Leiden (Hà Lan) đã hợp tác tiến hành nghiên cứu.
Họ điều tra 404 cặp đôi vào các thời điểm khi người mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ và khi đứa trẻ được 4, 14 và 24 tháng tuổi. T
hỏe mạnh. Họ có đời sống ổn định, không bị bệnh thần kinh hay có tiền sử nghiện ngập.
Cha mẹ bị stress lúc mang thai dễ khiến các bé gặp nhiều vấn đề khi 2 tuổi. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ được đề nghị đánh giá chất lượng mối quan hệ giữa họ với nhau cũng như hành vi của đứa trẻ.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu các gia đình và những chuyến viếng thăm để nhận định về sức khỏe cảm xúc của họ.
Trong bản báo cáo về kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học viết: "Kết quả của chúng tôi bổ sung bằng chứng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, nuôi dạy con cái không tốt với việc con cái dễ gặp các vấn đề về hành vi.
Chất lượng mối quan hệ của cha mẹ trong những tháng con mới sinh có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho trẻ, sớm nhất ở thời điểm trẻ lên 2".
Theo các nhà nghiên cứu, những em bé 2 tuổi dễ bị lo lắng, khóc rất nhiều hoặc dễ dàng sợ hãi nếu cha mẹ thường rơi vào cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" khi bé còn nhỏ.
Các vấn đề của cha mẹ có thể biểu hiện ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau: từ tình trạng không hạnh phúc nói chung tới việc thường xuyên xảy ra tranh cãi nảy lửa.
Nghiên cứu trên mang tính quan sát, do đó, không thể lý giải tại sao trẻ phải gánh chịu những tác động xấu này.
Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học cho biết yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nhất định. Nghĩa là, những người thường cãi vã, mâu thuẫn với nhau có thể dễ có những đứa con "có vấn đề".
Ngoài ra, cũng phải đề cập tới "HIỆU ỨNG LAN TỎA – spillover" từ những cuộc tranh cãi hay mâu thuẫn của cha mẹ. Chúng khiến cho những đứa trẻ không cảm thấy an toàn và thường rơi vào tình trạng bất ổn về cảm xúc.
Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, cần phải xem xét cả vai trò của các chất trong cơ thể người mẹ giai đoạn mang thai.
Hormonestress, ví dụ, cortisol, có thể truyền vào thai nhi nếu người mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng.
Các nhà khoa học nhận thấy những người thường cãi vã, mâu thuẫn với nhau có thể dễ có những đứa con "có vấn đề". (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, cảm xúc tích cực và mối quan hệ ổn định của cha và mẹ, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trước nay vốn không được quan tâm đúng mức.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, người cha bị tác động bởi chuyện sinh nở của vợ mạnh mẽ và sâu sắc hơn nhiều so với những gì mà trước đây người ta vẫn nghĩ trước đây.
Cụ thể, Giáo sư Claire Hughes – Trung tâm Nghiên cứu Gia đình Đại học Cambridge, trưởng nhóm nghiên cứu, bày tỏ: "Từ rất lâu rồi, những trải nghiệm của người đàn ông lần đầu làm bố hoặc không được coi trọng hoặc đã bị xem xét trong sự tách biệt với trải nghiệm của người mẹ.
Điều này cần thay đổi bởi những khó khăn trong mối quan hệ ban đầu giữa đứa trẻ với cả cha lẫn mẹ có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài".
Nguồn: Afamily