Có rất nhiều câu chuyện của người Đức đáng để chúng ta đọc và học hỏi, dù chỉ là một lời gợi ý nhỏ thôi nhưng đều sẽ dùng được cả đời. Có thể giúp con trở nên ưu tú, học được cách giáo dục đáng học của người khác là điều các bậc cha mẹ nên làm.

Vào thế kỷ 20, có thể nói người Đức sở hữu một nửa số giải Nobel trên thế giới, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Người Đức luôn nổi tiếng thông minh và nghiêm túc. Việc người Đức khiến cả thế giới nhìn họ bằng con mắt khác có mối quan hệ vô cùng to lớn với cách họ giáo dục con thuở đầu đời. Việc giáo dục con cái của họ là kết quả từ quá trình suy xét cẩn thận và thực hành thực tiễn.

Độ tuổi từ 0-6 là thời gian trẻ phát triển rất nhanh về thể chất và trí tuệ. Và cách giáo dục con của người Đức khiến cả thế giới phải quan tâm chú ý, họ đã làm thế nào để bồi dưỡng được nhiều nhân tài đạt giải Nobel đến vậy?

1. “Chơi”

Nhà trẻ ở Đức không giống nhiều quốc gia khác, họ không phân lớp rõ ràng, thông thường đều quản lý chung. Có trẻ bắt đầu vào nhà trẻ từ 2-3 tuổi.

Mỗi ngày sau khi đến nhà trẻ, các bé sẽ tự chơi, tự kết bạn, tự chọn những thứ đồ chơi mà mình thích. Bởi vì đối với trẻ nhỏ thì “chơi” là nhiệm vụ quan trọng. Đôi khi thầy cô sẽ đưa các em đi tham quan những nơi như: tiệm bánh mình, trại trẻ mồ côi, sở cảnh sát và thậm chí là nhà tang lễ, thầy cô sẽ mời người làm việc ở những nơi này chia sẻ một số thường thức cơ bản cho các bé.

Và quan trọng nhất là mục tiêu dạy học của mỗi nhà trẻ ở Đức đều là thầy cô tự mình quyết định chứ không theo quy định thống nhất của Bộ Giáo dục.

2. Các bé không có nhiệm vụ phải đọc viết, không có bài tập

Nhà trẻ ở Đức quy định rằng không được cho các bé bài tập hay bắt các em đọc viết, vì vậy chúng ta không hề nghe thấy tiếng đọc sách ở nhà trẻ tại nước Đức và cũng sẽ không thấy việc các bé làm bài tập về nhà sau khi tan học.

Người Đức cho rằng việc phát triển trí lực của các bé quá sớm sẽ gây tổn hại đến sự yêu thích học tập của các em. Vì thế người Đức đều thà để con đi học muộn vài năm chứ không muốn con chán ghét việc học tập. Ngay cả những lớp học thú vị cũng bắt đầu từ sau khi trẻ 6 tuổi.

42 1 Hay Xem Cach Nguoi Duc Day Con Thuo Dau Doi

(Ảnh: shutterstock.com)

3. Giúp con hòa nhập với nhà trẻ

Ở Đức, các mẹ sẽ ngồi bên cạnh trò chuyện và chơi đùa cùng con trong 3-4 ngày đầu tiên khi các bé vào nhà trẻ. Vào ngày thứ 4, trước khi tan học, các mẹ sẽ nói với con rằng mẹ không thể lúc nào cũng ở bên con được, để trẻ chuẩn bị tâm lý. Ngày thứ 5, các mẹ rời khỏi chỗ các con trong vòng 1 giờ đồng hồ rồi quay trở lại. Ngày thứ 6, các mẹ quay lại sau 3 giờ đồng hồ rời khỏi đó. Họ dùng cách này để giảm tâm lý lo lắng khi phải tách khỏi mẹ của các bé.

4. Xây dựng khả năng độc lập, tự chủ của con

Thông thường thì sau 2 tuổi, trẻ sẽ có tâm lý mong muốn được tự làm việc của mình.

Người Đức để con tự cầm muỗng ăn cơm, họ không sợ con ăn không no, cũng không lo các bé làm rơi vãi, bởi vì họ luôn kiên trì rằng: ăn như thế nào là do con tự quyết định. Còn các bà mẹ Việt Nam cứ chạy theo đút cho con ăn, sợ con ăn không no, không muốn con làm rơi vãi.

5. Xây dựng tinh thần trách nhiệm của trẻ

Các mẹ người Đức không hề làm hộ con. Khi trẻ bất cẩn đụng phải bạn khác, trẻ phải tự mình xin lỗi; chơi xong đồ chơi thì phải tự mình dọn dẹp. Phải để trẻ chịu trách nhiệm với những việc mà mình đã làm.

Người Đức để trẻ tự mình chọn việc mà mình muốn làm, nhưng một khi đã chọn rồi thì phải chịu trách nhiệm với kết quả. Họ làm điều này với hy vọng từ nhỏ trẻ đã biết chịu trách nhiệm, biết cách chăm sóc người khác, chứ không phải cứ luôn nhận sự chăm sóc từ người khác.

6. Xây dựng phẩm chất kiên nhẫn của trẻ

Quan niệm gia đình của người Đức là: “Con không thất bại, chỉ là tạm thời chưa thành công”. Vì vậy, trẻ em Đức từ nhỏ đã hiểu được lý lẽ này.

Còn ở Việt Nam, phụ huynh luôn an ủi con rằng: “Tuy con thất bại, không thành công, nhưng con đã cố gắng rồi.”

Tuy chỉ là một câu nói, nhưng quan điểm gửi gắm đến trẻ thì lại không giống nhau và cũng tác động đến trẻ theo những cách rất khác.

7. Tôn trọng sự lựa chọn của trẻ

Ở Việt Nam, các mẹ cảm thấy rằng quan trọng nhất là con phải học cách biết chia sẻ, khi trẻ có được thứ gì đó thì đều sẽ lựa chọn để trẻ chia sẻ. Thế nhưng đối với người Đức, thì “Ai có trước thì người đó chơi trước, các bạn nhỏ khác đều phải biết đợi”. Đây là sự tôn trọng trẻ, tôn trọng nhân cách độc lập của con.

Bởi vì như vậy vừa xây dựng được lòng tự trọng và tự tin tốt đẹp của con, mặt khác cũng là gửi đến con một thông điệp rằng: Con đã cố gắng, con có được trước thì là của con, người khác không lấy đi được. Điều này khiến các bé cố gắng nhanh hơn người khác vì mục tiêu của mình.

42 2 Hay Xem Cach Nguoi Duc Day Con Thuo Dau Doi

(Ảnh: shutterstock.com)

Cách giáo dục của người Việt Nam và người Đức đều có thế mạnh của riêng mình. Sự giáo dục của người Đức có rất nhiều điểm hơn người, nhưng không thể ‘nhắm mắt làm theo’, chúng ta có thể học những thế mạnh của họ, để con mình trở nên tốt hơn, ưu tú hơn.

8. Xây dựng thói quen đọc sách của trẻ

Sách vở có thể mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho trẻ. Người Đức rất thích đọc sách, họ luôn xem đi xem lại một quyển sách cho đến khi không còn xem được nữa, họ nói với con mình rằng sách có sinh mệnh.

Vì vậy, phải xây dựng được thói quen đọc sách thì mới có thể giúp trẻ thành công hơn.

9. Xây dựng kỹ năng sống cơ bản cho trẻ

Trẻ em Đức có khả năng tự lập, tự lo liệu rất mạnh mẽ, nguyên do là vì thầy cô sẽ cho các bé chơi những chiếc máy tính hoặc máy móc cũ, đưa ra cho trẻ giờ chơi và giờ nghỉ, dạy trẻ cách phối quần áo tốt hơn, tự sắp xếp đồ đạc và còn cho trẻ tự tìm cảnh sát, nhân viên cứu hỏa khi gặp khó khăn.

Đến khi 6 tuổi, các bé đã có khả năng tự lập được rồi!

 

Nguồn: Ngọc Trúc

Tri thức Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC