Cụ thể, khi 2 mẹ con đi qua khu vực đồ chơi, bé gái nhìn thấy một con búp bê Barbie trên kệ và rất muốn có nó. Người mẹ không định chiều ý con nên nhanh chóng di chuyển sang khu vực khác mua đồ. Đứa trẻ thấy vậy bắt đầu thấy tủi thân và nhất định không chịu rời đi, hơn nữa còn kéo tay mẹ giữ lại khi người mẹ định dắt đi.
Bị mẹ từ chối, bé gái càng trở nên mất bình tĩnh hơn và nói trong ấm ức:
“Nếu mẹ không mua nó cho con, con sẽ không về nhà. Mẹ không mua cho con thì mẹ không phải là mẹ của con…”.
Chứng kiến cảnh này, ai nấy đều cho rằng đứa trẻ sắp phải đối diện với cơn thịnh nộ của người mẹ, nhưng không ngờ, mẹ cô bé lại nhẹ nhàng ngồi xổm xuống bên cạnh đứa trẻ, nhìn vào mắt con và hỏi: "Mẹ biết rằng con mất bình tĩnh vì búp bê Barbie nhưng chúng ta đã có 3 con như vậy ở nhà rồi. Hôm nay mẹ đưa con đi chơi và không mang đủ tiền để mua búp bê Barbie. Giá một con búp bê này bằng thù lao đi làm một ngày của bố đấy. Con không muốn bố đi chơi với con vào một ngày cuối tuần sao? Nếu mua búp bê Barbie, bố sẽ phải làm việc thêm một ngày và không thể ra ngoài chơi với con. Vậy con còn muốn một con búp bê Barbie nữa không?".
Đứa trẻ hiểu lời mẹ, nhào vào lòng mẹ và nói: “Con xin lỗi mẹ, con không muốn búp bê Barbie nữa.” Người mẹ lau nước mắt cho đứa trẻ, rồi hai người rời đi. Cách giải quyết cơn giận dữ của người mẹ khiến cư dân mạng hết sức ngưỡng mộ, một số người còn cho rằng đó là một cách xử lý ở cấp độ sách giáo khoa và người mẹ này có trí tuệ cảm xúc rất cao.
Làm thế nào để đối phó với những cơn giận dữ hàng ngày của con trẻ?
Việc trẻ mất bình tĩnh là chuyện bình thường trong cuộc sống với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Không cho trẻ chơi điện thoại, xem tivi, hay không cho trẻ ăn sô cô la... đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ nổi cơn thịnh nộ. Khi đó, hầu hết các bậc cha mẹ đều sử dụng 2 phương pháp truyền thống phổ biến là chống lại trẻ hoặc làm theo ý muốn của trẻ.
Chống lại trẻ vì nhiều bậc cha mẹ cảm thấy những cơn giận dỗi của con cái là vô lý, nếu cứ chiều theo chúng sẽ tạo thành tiền lệ xấu và con cái sau này chắc chắn sẽ ngày càng quá đáng hơn với những đòi hỏi vô lý hơn. Chính vì vậy, họ cương quyết không nhượng bộ mà chống lại đòi hỏi của trẻ đến cùng nhưng cách làm này sẽ dẫn đến việc trẻ không thể giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực. Nhiều lần như thế, cảm xúc tiêu cực tích tụ lại sẽ hình thành nên tính cách xấu ở trẻ như hay cáu gắt, bất mãn, suy nghĩ bi quan và bất cần... Hơn nữa, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ, tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Làm theo ý trẻ cũng khi nó mất bình tĩnh cũng là lựa chọn rất phổ biến, nhất là trong những gia đình có ông bà ở cùng. Thường thì người lớn không muốn con trẻ ồn ào ảnh hưởng đến người khác hay khiến người khác chú ý hoặc bản thân họ cảm thấy ngại vì con hư nên thôi thì nhượng bộ cho yên cửa yên nhà. Điều này sẽ làm dịu cơn giận giữ của trẻ rất nhanh nhưng về lâu dài lại hoàn toàn không tốt cho trẻ, nhất là trong các mối quan hệ cá nhân sau này. Bởi trẻ như vậy tương lai thường trở nên ích kỷ, chỉ nhất nhất đòi hỏi điều mình muốn mà không tôn trọng cảm xúc của những người xung quanh, là kiểu người vô tâm hẹp hòi dễ bị ghét bỏ.
Như vậy, 2 tình huống trên đều chưa phải là phương án hay khi trẻ mất bình tĩnh. Trong khi đó, cách cha mẹ xử lý cơn thịnh nộ của sẽ quyết định phần nào tính cách của trẻ khi lớn lên. Do vậy, các bậc phụ huynh cần nghiêm túc tìm hiểu để cân nhắc cho mình phương án tối ưu hơn để đối phó với trẻ mỗi khi mất bình tĩnh.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ mất bình tĩnh?
Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý dành cho các bậc cha mẹ khi đối diện những cơn hờn dỗi và giận dữ của trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo để áp dụng với con em mình khi cần thiết.
1. Chấp nhận cảm xúc của con bạn
Một chuyên gia đã nói câu này: "Trí tuệ cảm xúc cao không có nghĩa là không mất bình tĩnh, mà là mất bình tĩnh một cách hợp lý, để cảm xúc của bạn được thể hiện một cách trôi chảy, và bạn có thể là chính mình một cách thoải mái để làm cho bản thân và thế giới hạnh phúc."
Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ thấy con nổi cơn thịnh nộ, không kiểm soát được bản thân thì thường cảm thấy thất vọng. Vì vậy, họ sẽ quát mắng con, thậm chí đánh con vì cho rằng con hư hỏng xong điều này lại có thể dẫn đến những hệ lụy tồi tệ khác, thậm chí nghiêm trọng hơn. Thực ra điều này là không đúng bởi trẻ mất bình tĩnh là điều hết sức bình thường, cha mẹ phải chấp nhận cảm xúc của con và hạ thấp kỳ vọng ở con. Chỉ bằng cách này họ mới có thể kiên nhẫn và giúp đỡ con cái của họ.
2. Đồng cảm với con
Khi mẹ con diễn viên Hồ Khả tham gia một chương trình thực tế, con trai của cô muốn lấy đi một món đồ chơi rất yêu quý nhưng chương trình quy định rằng anh không được mang đi khiến cậu bé gục xuống và khóc. Cô nhìn đứa trẻ đang khóc và nói: "Mẹ rất tiếc vì con không thể lấy món đồ chơi này, mẹ biết con thực sự muốn nó nhưng đó là quy tắc ...". Trong một lần khác, khi con trai có cảm xúc sợ hãi tiêu cực, cô đã nhẹ nhàng động viên con: "Mẹ biết con hơi sợ hãi, nhưng con đã cư xử rất tốt và dũng cảm. Con đã cố gắng rất nhiều, đúng không?".
Như vậy, cha mẹ nên đồng cảm với con khi con có những cảm xúc tiêu cực, đồng thời để con hiểu rằng cha mẹ biết cảm xúc của con và hoàn toàn thông cảm với những hành động của con. Hai chữ “Bố/mẹ biết” có thể cho con hiểu rằng cha mẹ hiểu tâm trạng của con, quan tâm đến tâm trạng của con. Chỉ như vậy, bạn mới có thể giải phóng cảm xúc của con một cách tối đa.
3. Kiên nhẫn với con
Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ nên kiên nhẫn và thấu hiểu hơn với trẻ. Thay vì vội vàng lý luận với trẻ, chúng ta có thể suy nghĩ theo hướng khác rằng khi bản thân mất bình tĩnh, nếu người khác nói lý thì bạn có thể nghe theo không? Câu trả lời hầu như không nghe được, vậy người lớn không làm được, tại sao lại yêu cầu trẻ em làm? Tốt nhất, cha mẹ nên kiên nhẫn hơn với con và hướng dẫn con bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ như trong một chương trình thực tế, con gái của Giả Tịnh Văn bất ngờ chống lại mẹ. Lúc này, một số cha mẹ có thể cảm thấy con không nghe lời và mất bình tĩnh, thậm chí đánh con nhưng Giả Tịnh Văn không làm vậy. Thay vào đó, cô nhẹ nhàng ôm con gái và hỏi: “Con có mệt không?”. Nghe vậy, đứa trẻ bắt đầu khóc, và đứa trẻ mất bình tĩnh trong cô bé cũng biến mất.
Như vậy, cha mẹ có thể hướng dẫn con cách giải phóng cảm xúc tiêu cực một cách chính xác để trẻ không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực. Nếu cảm xúc tiêu cực cứ tích tụ thì trẻ có thể bị rạn nứt tình cảm hoặc một số vấn đề về tâm lý và thể chất, chẳng hạn như các vấn đề về dạ dày và các cơn hoảng sợ.
4. Hướng dẫn trẻ chấp nhận và đối phó với cảm xúc
Cha mẹ không thể suốt ngày đồng hành cùng con để giúp con giải tỏa cảm xúc và sau này trẻ có thể phải đối diện với nhiều cảm xúc tiêu cực khác nhau như sợ hãi, ghen tuông, lo lắng, trầm cảm… Vì vậy, cách tốt nhất cha mẹ nên giải quyết là hướng dẫn con cái chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của chính chúng và học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực ấy.
Tuy nhiên điều này cũng không hề dễ dàng, đỏi hỏi bố mẹ phải có sự đầu tư tìm hiểu, lựa chọn kỹ càng để tìm ra được những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất khi áp dụng với con em mình.
Theo V.K - Vietnamnet