Cha mẹ nào cũng muốn ước con cái mình lớn lên ngoan ngoãn, thành tài và họ luôn có những cách thức riêng để rèn luyện cho đứa trẻ của mình. Không có một tiêu chuẩn nào cho các phương pháp nuôi dạy con cái và mỗi đứa trẻ sẽ phù hợp với những cách thức khác nhau, phụ huynh có thể áp dụng linh hoạt miễn là điều đó có lợi cho trẻ thì đấy là một phương pháp tốt.
Lele là một người mẹ rất quyết đoán, cô ấy đã huấn luyện con trai của mình rất tốt, nó không chỉ thông minh mà còn rất ngoan ngoãn, bé rất được yêu mến dù ở nhà hay ở trường mẫu giáo. Không chỉ vậy, cậu con trai còn rất tự lập, 5 tuổi đã có thể tự ăn, tự đánh răng, vệ sinh cá nhân và rất nhiều việc mà những đứa trẻ đồng lứa chưa chắc đã làm được. Ở trường mầm non, ngay cả các cô giáo cũng phải trầm trồ, thán phục cách giáo dục của Lele.
Một lần, Lele đưa con trai đi siêu thị nhưng thực chất cô đang có kế hoạch rèn luyện cho con trai. Cô kiếm cớ rồi cố tình bỏ mặc đứa trẻ trong siêu thị, thực chât là muốn xem phản ứng và kiểm tra khả năng của con trai. Hôm đó có rất nhiều người trong siêu thị, Lele đã nói dối con trai rằng mẹ sẽ quay lại sau khi nhặt một thứ gì đó, sau đó cô nấp trong một góc kệ quan sát hành vi của đứa trẻ một cách bí mật, đồng thời có thể kiểm tra tình hình của trẻ bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa
Một lúc sau, bé trai vẫn đứng nguyên tại chỗ nhưng dường như đã phát hiện ra hai mẹ con đi lạc, cậu bé đi lòng vòng mấy lần vẫn không thấy mẹ đâu, nét mặt có vẻ là đang khóc. Dù người mẹ giấu mặt quan sát rất xót con nhưng bà vẫn kìm lòng và bí mật theo dõi đứa trẻ.
Sau đó, cậu bé đã tìm thấy một nhân viên hướng dẫn mua sắm và thì thầm vài lần với người này, người này đã đưa cậu bé đi đến trung tâm dịch vụ khách hàng để đợi. Một lúc sau, có một giọng nói trong siêu thị vang lên: "Cô Lele, con trai cô đang ở trung tâm dịch vụ khách hàng của siêu thị. Sau khi nghe tin phát sóng, cô vui lòng đến trung tâm dịch vụ khách hàng để đón bé."
Loa thông báo kéo dài một lúc, người mẹ đã xuất hiện tại trung tâm dịch vụ khách hàng và cậu bé 5 tuổi đã khóc khi nhìn thấy mẹ mình. Nhân viên hướng dẫn mua sắm nói với Lele rằng đứa trẻ rất thông minh, cậu bé đã nói với cô là lạc mẹ và nhờ cô trực tiếp giúp đỡ. Những người xung quanh nghe chuyện đã rất ấn tượng với hành động của bé trai, thậm chí còn tò mò muốn biết cách mẹ bé đã dạy con tốt như thế nào. Cô Lele cũng không ngờ con trai mình lại có hành động như vậy và rất mừng vì điều đó.
Để con không bị lạc, cha mẹ nên dạy con những kỹ năng gì?
1. Cách ngăn chặn kẻ xấu tiếp cận, bắt cóc
Xã hội vẫn luốn có những kẻ xấu lợi dụng trẻ em như bắt cóc, buôn người… và một khi con cái rời khỏi tầm mắt của cha mẹ, đó là thời điểm tốt nhất để chúng bắt đầu. Những kẻ này có nhiều mánh khóe tinh vi để tiếp cận trẻ, thậm chí là bắt cóc táo tợn ở nơi công cộng. Vì vậy, để đề phòng tình huống xấu có thể xảy ra, cha mẹ cần hướng dẫn con cách để tránh xa, luôn nhắc nhở để trẻ nhớ không đến gần người lạ, không ăn bất cứ thứ gì người lạ cho, không đi lại với người lạ…
2. Ghi nhớ địa chỉ nhà và thông tin cha mẹ
Cha mẹ nên cho con học địa chỉ nhà, số điện thoại cũng như tên tuổi của cha mẹ để đề phòng. Kể cả trẻ thuộc rồi, thỉnh thoảng cũng nên kiểm tra lại để chắc chắn trẻ luôn nhớ những thông tin quan trọng đó để trẻ có thể nhờ người xung quanh giúp đỡ trong những thời điểm nguy cấp.
3. Dạy trẻ gọi số điện thoại khẩn cấp
Cha mẹ nên dạy con thuộc số và cách gọi điện thoại khẩn cấp để liên hệ với cảnh sát hay cứu thương, cứu hỏa… khi cần. Ngay cả khi không có cơ hội sử dụng thì phụ huynh vẫn nên để trẻ học hỏi, đề phòng. Trẻ biết kiến thức an toàn thì càng có ý thức an toàn và biết cách tự bảo vệ mình, vì vậy việc phổ biến kiến thức này cho trẻ là vô cùng cần thiết, tránh khi tình huống xảy ra thì đã quá muộn.
4. Dạy trẻ phân biệt người xấu
Sẽ không có chiếc bánh nào trên bầu trời và hãy luôn nhắc nhớ để trẻ không tin tưởng bất cứ ai khác ngoài cha mẹ của chúng ở nơi công cộng, tránh xa những người lạ có hành động mờ ám. Đồng thời, cha mẹ cũng phải dạy trẻ biết cách hỏi thăm những người nhất định ở những nơi nhất định để có thể tin tưởng được nhà giúp đỡ, chẳng hạn những người ở quầy trong siêu thị, những cô chú mặc cảnh phục ngoài trời, cảnh sát giao thông trên đường…Cha mẹ nhớ nói với con những điều thông thường này hằng ngày để con thực sự ghi nhớ.
Thực tế, cha mẹ không thể bảo vệ con mình mọi lúc, vì vậy phải biết dạy con khả năng tự bảo vệ để có thể tự cứu mình khi gặp khó khăn và cũng để bản thân mình được yên tâm hơn khi không thể ở bên cạnh con. Xã hội này có rất nhiều kẻ xấu xa và chúng thường rình rập xung quanh chúng ta, vì vậy các bậc cha mẹ phải hết sức cảnh giác, đặc biệt là trong dịp lễ, Tết, phải đảm bảo chăm sóc con cái, đừng để con mình bị hại hay lạc mất. Một khi điều xấu xảy ra, kể cả khi đã được giải quyết sau đó thì một cái bóng tâm lý vẫn sẽ tồn tại và ảnh hưởng đến tương lai của con cái, không tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Theo V.K - Vietnamnet