Ăn lẩu đừng ăn ẩu - chuyên gia cảnh báo 2 sai lầm vô cùng quen thuộc mà các gia đình thường phạm phải khi ăn lẩu, vô tình gây hại sức khỏe mà không biết.

Vào những ngày thời tiết xuống thấp như thế này, thật khó để chúng ta có thể cưỡng lại sức hút của những nồi lẩu ấm nóng, thơm phức. Lẩu riêu, lẩu bò, lẩu ếch măng cay, lẩu vịt... món nào cũng có hương vị thơm ngon riêng và chiều lòng được những thượng khách khó tính.

Lẩu là một món ăn phổ biến xuất phát từ Mông Cổ nhưng hiện nay ngày càng được người Việt yêu thích. Từ "lẩu" có nguồn gốc từ giọng Quảng Đông, nghĩa là cái bếp lò. Khi sang Việt Nam, lẩu được người Việt biến tấu bằng cách nhúng thêm nhiều loại rau, loại thịt tùy theo khẩu vị riêng.

Ăn lẩu đừng ăn ẩu - chuyên gia cảnh báo 2 sai lầm vô cùng quen thuộc mà các gia đình thường phạm phải.

Để món lẩu không chỉ ngon mà còn an toàn, các chuyên gia cảnh báo mọi người nên từ bỏ 2 thói quen tai hại dưới đây.

1. Nhúng lẩu chín tái: Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Người Việt thường thích ăn rau chần sơ qua cho giòn, trứng chần sơ qua cho ngọt, còn thịt bò cũng được chần qua loa cho... khỏi dai. Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): Quy tắc đầu tiên cần nhớ khi ăn lẩu đó là ăn đồ chín kỹ, không nên nhúng lẩu chỉ chín tái vì điều đó không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên thực phẩm, người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài đảm bảo nấu đồ thật chín. Chuyên gia cũng cảnh báo không nên sử dụng chung đũa gắp đồ sống và đồ chín vì có thể khiến nhiễm khuẩn chéo. 

1 2 Kieu An Lau Nguy Hiem Hau Nhu Nguoi Viet Nao Cung Mac

Chuyên gia cũng cảnh báo không nên sử dụng chung đũa gắp đồ sống và đồ chín vì có thể khiến nhiễm khuẩn chéo.

Bên cạnh đó, rau ăn lẩu cũng nên được lựa chọn là rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng bởi hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Rau cần loại bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau.

2. Ngồi nhâm nhi ăn lẩu quá lâu, ăn quá nhiều trong một lần: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa

PGS.TS Phạm Văn Hoan (Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho hay: Thói quen mà đại đa số người Việt đều mắc đó là ăn lẩu lai rai. 

Thứ nhất, vừa ăn vừa trò chuyện cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục, các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Thứ hai, việc ăn lẩu quá lâu cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. 

2 2 Kieu An Lau Nguy Hiem Hau Nhu Nguoi Viet Nao Cung Mac

Thói quen mà đại đa số người Việt đều mắc đó là ăn lẩu lai rai.

Vị chuyên gia khuyên mọi người chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, không nên ăn quá 1 lần/tuần.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên không nên ăn khi đồ nhúng lẩu còn quá nóng bởi việc ăn lẩu quá nóng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Bên cạnh đó, các nồi lẩu cay nóng sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Do đó cần gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ thưởng thức.

Theo Phụ Nữ Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC