Gan là cơ quan trao đổi chất, nếu gan bị tổn thương ở mức độ nhất định sẽ phá hủy quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể.
3 loại rau thầm hại gan, mọi người nên hạn chế ăn.
1. Dưa muối
Rất nhiều người thích rau muối chua, vì nó có vị thơm và giúp giải ngấy, nhưng cần chú ý không nên ăn quá nhiều. Cơ chế của rau muối chua là sử dụng áp suất thẩm thấu cao của muối, sự lên men của vi sinh vật, quá trình thủy phân protein và một loạt các thay đổi sinh hóa khác để bảo quản.
Có nhiều tạp chất trong rau muối chua, chẳng hạn như nitrat, nitrit,... Ăn thường xuyên sẽ có tác động xấu đến cơ thể, gây thiếu vitamin, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, gây ung thư, tạo sỏi,…
Bên cạnh đó, nitrit tồn tại trong cơ thể rất lâu, đồng thời cũng dễ dàng bị axit dịch vị xúc tác và phục hồi thành nitrosamine. Nó có khả năng gây ung thư cao, không chỉ trực tiếp làm tổn thương mô gan mà còn khiến các tế bào gan trở thành ung thư.
Hàm lượng nitrit trong rau ngâm đạt đỉnh trong khoảng 1 tuần và giảm dần trong khoảng 14 ngày, nếu quá trình ngâm muối không chuẩn thì hàm lượng này sẽ cao hơn.
2. Mộc nhĩ ngâm lâu
Mộc nhĩ là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, bởi mộc nhĩ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.
Tuy nhiên, mộc nhĩ khi ngâm lâu sẽ xuất hiện độc tố, đây không phải là độc tố trong mộc nhĩ tự sinh mà là sự nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Cần lưu ý, mộc nhĩ chỉ nên ngâm từ 30 phút đến 1 tiếng, nếu để lâu, nhất qua đêm, nấm Xeromonas dễ sinh sôi.
Nó tạo ra axit men gạo, có thể gây tổn thương lớn cho gan, từ ngộ độc thực phẩm đến suy gan.
3. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có chứa một loại alkaloid gọi là solanine, có hại cho cơ thể con người, có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, có tác dụng xấu đến máu và tê liệt trung tâm hô hấp.
Chất độc này có độc tính cao, người lớn ăn 0,2g sẽ bị ngộ độc. Gan của chúng ta là cơ quan thải độc và giải độc chính, sau khi chất độc đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho gan nhiều nhất.
Nhiều người chỉ bỏ phần mọc mầm ra và tiếp tục ăn, thực tế là sau khi chất độc hình thành, nó đã lan rộng toàn bộ củ khoai tây nên không thể loại bỏ hoàn toàn sau khi bỏ phần mọc mầm.
Ngoài ra, khi ăn khoai tây mọc mầm, mọi người dễ có các biểu hiện như ngứa họng, buồn nôn, đau bụng.
Tri thức & Cuộc sống