Thiếu máu không phải là do số lượng (lít) máu của bạn ít hơn hoặc bị thiếu hụt, mà là hiện tượng lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với bình thường, dẫn đến việc oxy không đủ cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Dấu hiệu đặc trưng khi cơ thể thiếu máu (Ảnh: qua ĐKN)
Biểu hiện thường thấy của thiếu máu
Thực tế là có nhiều người bị thiếu màu nhưng không để ý, hoặc có thể nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn có những biểu hiện như dưới đây, thì rất có thể bạn đang cần bổ máu nhanh chóng.
- Mệt mỏi nhiều.
- Da nhợt nhạt
- Điểm yếu
- Khó thở
- Nhức đầu
- Hoa mắt chóng mặt
- Lạnh tay và chân
- Khó chịu
- Viêm hoặc đau nhức lưỡi.
- Tăng khả năng nhiễm trùng.
- Móng tay giòn.
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
- Thèm ăn các chất không dinh dưỡng một cách bất thường, chẳng hạn như bụi bẩn, nước đá hoặc tinh bột nguyên chất.
- Chán ăn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt.
- Hội chứng chân không nghỉ: khó chịu ngứa ran hoặc bất thường cảm giác ở chân.
Ảnh hưởng tới sức khỏe do thiếu máu
Ở bất kỳ người nào, tình trạng thiếu máu cũng rất nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng tác hại khôn lường cho sức khỏe. Đối với người bình thường, khi thiếu máu, khả năng vận chuyển khí oxy của hồng cầu bị giảm làm thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắt yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Với phụ nữ thiếu máu rất nguy hiểm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở, thiếu máu dẽ bị băng huyết có thể dẫn đến tử vong.
Trong Đông y, thiếu máu thuộc phạm vi chứng hư lao, huyết chứng và nội thương phát nhiệt… Tùy theo các biểu hiện bệnh mà được chia thành nhiều thể bệnh như khí trệ huyết ứ, can thận âm hư, khí huyết lưỡng hư, tỳ thận dương hư và thận âm dương lưỡng hư mà các chuyên gia sử dụng các vị thuốc Đông y để bào chế ra các món ăn bài thuốc khác nhau để chữa trị cho người bệnh.
Các bài thuốc làm món ăn trị thiếu máu
Món ăn dành cho người thiếu máu. Ảnh dẫn theo chieuthu7.com
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Gan lợn 100g, vỏ lụa hạt lạc, gạo nếp (mỗi loại 50g), gừng tươi, gia vị nấu ăn hợp khẩu vị.
Cách làm: Gan lợn làm sạch thái miếng vừa ăn, gạo nếp đãi kỹ ngâm qua nước sạch, gừng thái chỉ, hành cắt đoạn. Tiến hành cho gạo nếp và vỏ lạc vào nồi ninh thành cháo, sau đó bạn bỏ gan lợn và gừng vào đun sôi chừng 10 phút, nêm gia vị vừa miệng, bạn lưu ý với món ăn bài thuốc này bạn nên ăn nóng để giữ lại dược tính của thuốc.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Sinh hoàng kỳ, đẳng sâm (mỗi loại 20g), thịt gà 100g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả, đương quy 10g.
Cách làm: Thịt gà chặt miếng vừa ăn, gừng giã nát, các vị thuốc đông y rửa sạch, cho tất cả nguyên liệu vào nồi và hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ, thấy hỗ hợp sền sệt thì nêm gia vị vừa ăn. Với món ăn này bạn có thể ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Hoàng Kỳ.
Bài thuốc này có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, dùng cho người bệnh thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư, có biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng như choáng đầu, hoa mắt, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở và hay chảy máu cam. Trong bài thuốc, hoàng kỳ là vị thuốc chính có tác dụng đại bổ tỳ khí và phế khí, đương quy có tác dụng bổ huyết, hai vị thuốc kết hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu, tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Hà thủ ô 100g, trứng gà 4 quả, đường đỏ hoặc đường kính trắng
Cách làm: Bạn cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, khi trứng chín, bạn lấy trứng ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 1 tiếng đồng hồ, cuối cùng cho thêm đường, khuấy đều rồi ăn nóng.
Hà thủ ô giúp bổ huyết, đen tóc… (Ảnh qua tacdungcuacay)
Bài thuốc này có tác dụng bổ can thận, thích hợp cho người bệnh bị thiếu máu thể can thận hư, biểu hiện các triệu chứng như đâu đầu, hoa mắt, ù tai, giấc ngủ không sâu và hay đi tiểu đêm nhiều lần. Trong bài thuốc, hà thủ ô vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng bổ can ích thận, tăng tinh dưỡng huyết, đồng thời trứng gà có vị ngọt tính bình có công dụng bổ huyết, tư âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần. Hai vị thuốc kết hợp với nhau giúp người bệnh cải thiện hội chứng thiếu máu thuộc thể can thận hư suy rất hiệu quả.
Nguồn: Cao Sơn
DKN.TV