Nhiều bệnh nhân tiểu đường thực sự cẩn thận trong việc ăn uống để tránh nạp đường vào cơ thể, nhưng một số thực phẩm trong cuộc sống không mấy ngọt ngào lại là "kíp nổ" của bệnh tiểu đường. Nếu ăn quá nhiều còn kinh khủng hơn ăn đường trắng.

Cô Song, 38 tuổi, làm việc trong một ngân hàng, thường xuyên phải làm việc trước quầy tại cơ quan cả ngày , nhưng không có thói quen tập thể dục sau khi tan sở. Mới năm ngoái, khi khám sức khỏe, cô Song được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và đường huyết lúc đói của cô đạt 9,8mmol / L.

Vì vậy, cô Song trở về nhà và bắt đầu cải thiện chế độ ăn uống, từ bỏ tất cả đồ ngọt mà cô thường thích ăn. Những tưởng đường huyết sẽ được kiểm soát tốt, không ngờ một hôm cô đang đi làm thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất. Khi đưa đến bệnh viện, cô được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường nhiễm toan ceton.

Sau 3 giờ cấp cứu, cuối cùng cô Song đã qua cơn nguy kịch. Lúc này, bác sĩ mới biết nguyên nhân là do cô nhất quyết ăn "đồ chay" hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng một số đồ ăn "chay" lại có chỉ số đường huyết rất cao.

"Kíp nổ" của bệnh tiểu đường được bác sĩ cảnh báo, một miếng cắn tương đương với 8 lạng đường trắng:

1) Chà là đỏ

Để ăn tránh nạp đường vào cơ thể, bệnh nhân tiểu đường thường tránh các thực phẩm ngọt và chọn các thực phẩm khác "tự nhiên" hơn trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số thực phẩm không cảm thấy ngọt lắm thì thực tế chỉ số đường lại rất cao, chẳng hạn như chà là đỏ. Chỉ số đường huyết khi ăn chà là đỏ tươi có thể cao tới 103, tương đương với đường trắng. Chỉ số này của chà là đỏ khô và chà là sấy khô còn lớn hơn nhiều.

1 3 Thu Duoc Menh Danh La Kip No Cua Benh Tieu Duong Can Mot Mieng Bang An 8 Lang Duong Bac Si Khuyen Vut Cang Som Cang Tot

Chà là khô và sấy có chứa hàm lượng đường rất cao. Ảnh: Internet

2) Bò khô

Các món ăn vặt như bò khô, thịt heo và các loại gia vị khác được nhiều người lựa chọn để thay thế cho đồ ăn ngọt. Thực tế, để thịt mềm và ngon hơn, các sản phẩm này sẽ thêm các gia vị như đường, muối trong quá trình sản xuất, nhưng với lượng không nhiều nên khi ăn có thể đánh lừa lưỡi bạn do không có vị ngọt. Tuy nhiên, những loại "đường ẩn" này có thể làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu cao.

3) Thức uống axit lactic

Một số người thích uống đồ uống có axit lactic, có vị chua chua, ngọt ngọt. Nhưng thực tế, hầu hết các loại nước uống có axit lactic trên thị trường đều có lượng đường rất cao, một chai 100ml nước uống có axit lactic có thể chứa 2 viên đường.

Do đó, khi mua thực phẩm chế biến sẵn, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý nhãn mác của thực phẩm, thông thường người ta sẽ ghi rõ hàm lượng đường và đạm trong mỗi trọng lượng tiêu chuẩn của thực phẩm. Hãy chú ý đến hàm lượng đường trắng, đường nâu, sucrose, fructose, đường glucose, dextrins, maltodextrins, xi-rô ngô, xi-rô fructose, xi-rô ngô maltose… trước khi lựa chọn đồ ăn, thức uống. Đặc biệt, phải chú ý cảnh giác với "đường vô hình" trong thực phẩm.

Trong cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trở thành bệnh nhân của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường chủ yếu được chia thành type 1 và type 2. Đa số đều mắc phải type 2.

Vậy những người nào dễ mắc bệnh tiểu đường?

1. Yếu tố di truyền

Bệnh tiểu đường có xu hướng di truyền tăng nhanh rõ rệt, vì vậy nếu trong gia đình có bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống và thói quen hàng ngày càng cần được chú ý hơn.

2. Béo phì

Ở những người béo phì, mô mỡ không thể ức chế quá trình phân giải lipid, nên nồng độ acid béo tự do trong huyết tương cũng sẽ tăng cao.

Lúc này, hoạt động của các enzym có thể tổng hợp glycogen cũng sẽ giảm xuống, và bệnh tiểu đường dễ tìm đến.

3. Yếu tố tinh thần

Những người luôn trong tình trạng lo lắng, phiền muộn, căng thẳng trong thời gian dài sẽ tiết ra một lượng lớn đường glucose trong cơ thể, dễ gây ra bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, trong cuộc sống, nhiều người có thói quen hút thuốc và uống rượu, là những hành vi vô cùng bất lợi cho cơ thể và đường huyết. Các chất độc hại trong thuốc lá, rượu bia sau khi vào cơ thể con người sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin, khiến đường tích tụ lâu ngày dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, những người có đường huyết cao thường phải bỏ thuốc lá, rượu bia để bảo vệ tiểu đảo tụy, giúp nó hoạt động tốt hơn, từ đó đường huyết ổn định và cơ thể khỏe mạnh hơn.

*Theo: Aboluowang

 

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC