1. Rụng tóc
Có rất nhiều loại căng thẳng dẫn đến rụng tóc. Nhưng nhìn chung, căng thẳng tạo ra hormone cortisol, khiến các nang lông hoạt động kém dẫn đến rụng tóc. Đây là loại căng thẳng gây rụng tóc thường gặp nhất.
Ngoài ra còn có hội chứng nghiện giật tóc. Đó là một dạng rối loạn do căng thẳng, âu lo, trầm cảm, cô đơn hoặc chán chường khiến bạn không thể kiềm chế phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới yên. Nếu bệnh này nặng có thể gây hói đầu và viêm nhiễm nghiêm trọng.
Nếu bị rụng tóc và bổ sung vitamin mà không thấy đỡ, đó là dấu hiệu của căng thẳng.
2. Thay đổi cân nặng
Căng thẳng làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng nồng độ hormone cortisol khiến bạn ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng cân nhanh. Ngoài ra, stress còn làm tăng adrenaline trong máu khiến quá trình bài tiết chất b.é.o bị chậm, gây giảm cân đột ngột.
Khi mức cortisol tăng cao sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe và cân nặng. Hormone này tác động lên sự vận hành của các cơ bắp, quá trình trao đổi chất và điều đáng buồn là dù bạn có áp dụng các phương pháp giảm cân lúc stress cũng vô ích.
3. Giảm ham muốn "yêu"
Những người thường xuyên bị stress, mệt mỏi thì ham muốn yêu thường thấp hơn. Stress xuất hiện khi yêu cầu vượt quá khả năng. Vậy nên, khi người ta cảm thấy mất kiểm soát, vô dụng hay bất tài thì ham muốn chuyện yêu cũng giảm đi. Nhiều người bị stress nặng dẫn đến suy kiệt, rối loạn cơn đau và rối loạn lo lắng chúng.
4. Vấn đề về giấc ngủ
Căng thẳng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến bạn kiệt sức vào ban ngày. Và nó sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn: stress, mất ngủ, kiệt sức, stress.
5. Thay đổi tâm trạng
Khi căng thẳng, tâm trạng của bạn cũng thay đổi thất thường. Bạn dễ buồn, dễ cáu và tức giận trước những vấn đề cỏn con.
Có thể thấy stress là vấn đề cực kỳ phổ biến nhưng một khi để nó kéo dài và trầm trọng, nó sẽ rất nguy hiểm. Hãy luôn lắng nghe cơ thể bạn để điều chỉnh ngay khi căng thẳng mới manh nha bắt đầu nhé.
Theo: kenh14.vn