Món dưa hành trong mâm cơm ngày Tết không đơn thuần chỉ để chống ngán mà nó còn đem nhiều lợi ích trong việc kích thích tiêu hóa, có lợi cho đường ruột. Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng (Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Trong các món lên men như dưa hành có chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch.

Lợi ích đối với sức khỏe của dưa hành là không thể phủ nhận tuy nhiên món ăn này nếu sử dụng quá nhiều, kết hợp với sai thực phẩm sẽ tiềm ẩn mối nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Ung thư "tìm tới tận cửa": Dấu hiệu cảnh báo sớm từ cơ thể thường bị mọi người bỏ qua
  • 99% người Việt mắc phải sai lầm trầm trọng này khi dùng tỏi nấu ăn khiến tỏi mất hết dinh dưỡng và tác dụng phòng chống ung thư bằng 0
  • Những người sắp bị ung thư thường cảm thấy ĐAU ở 5 bộ phận trên cơ thể: Chỉ bị đau ở 1 điểm cũng cần phải đi khám khẩn cấp

Rõ ràng, lợi ích đối với sức khỏe của dưa hành là không thể phủ nhận tuy nhiên món ăn này nếu sử dụng quá nhiều, kết hợp với sai thực phẩm sẽ tiềm ẩn mối nguy hiểm cho sức khỏe.

5 sai lầm khi ăn dưa hành ngày Tết

1. Ăn dưa hành kèm với các món ăn giàu đạm

Món dưa hành muối vốn dĩ có chứa một làm lượng lớn nitrit, khi ăn kèm dưa hành cùng các món ăn có chứa nhiều đạm và protein sẽ khiến nitrit trong hành tạo phản ứng với các amin bậc hai có trong thực phẩm và tạo thành hợp chất nitrosamine gây ung thư.

2. Ăn quá nhiều dưa hành

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Đinh Thị Kim Liên (nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai), dưa hành là món ngon nhưng không nên ăn nhiều do nó chứa lượng muối lớn. Khi ngâm, các bà nội trợ thường dùng đến 1-2 lạng muối cho 1kg hành để hành không bị thối hỏng. Khi cho lượng muối nhiều như vậy thì chỉ cần ăn một vài miếng dưa hành đã nạp lượng muối cao.

1 5 Sai Lam Khi An Dua Hanh Ngay Tet Co The Khien Ban Mac Ung Thu Hoac Lam Ton Thuong Nhieu Co Quan Noi Tang

Như vậy, việc ăn nhiều dưa hành sẽ dẫn đến khát nước, uống nhiều nước, tăng gánh nặng cho hệ thống tim mạch làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Hơn nữa, nạp nhiều muối từ dưa hành cũng có thể làm tăng huyết áp, khiến thành mạch cứng hơn. Bs cảnh báo ngày Tết chỉ nên ăn vài miếng dưa hành để chống ngán chứ không nên ăn cả bát lớn, như vậy cũng tránh được việc nạp quá nhiều muối vào người.

3. Vừa ăn dưa hành vừa uống rượu

Nếu bạn dùng dưa hành muối và uống rượu đồng thời sẽ gây nên tình trạng nóng ruột, khiến tình trạng đau dạ dày nặng hơn.

Hơn nữa, bản thân người đau dạ dày cũng được khuyên không nên ăn dưa hành vì axit có trong hành muối chua sẽ làm cho vết viêm, loét của người bị đau dạ dày thêm nghiêm trọng, gây đau bụng dữ dội trong những ngày đầu năm.

4. Người mắc bệnh thận vẫn ăn dưa hành muối

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), dưa hành vị mặn, nhiều muối, điều đó sẽ gây hại cho thận. Những người bệnh thận nên tránh ăn nhiều hành muối kẻo bệnh tình thêm nghiêm trọng.

5. Người có bụng dạ yếu vẫn ăn nhiều hành muối

Những người có bụng dạ yếu, đang bị tiêu chảy nên hạn chế ăn hành muối bởi thực phẩm này vốn có tác dụng lợi tiêu hóa, ăn vào sẽ thúc đẩy đại tiện nhiều hơn khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng.

Vậy, Tết này nên ăn hành muối như thế nào để không gây hại cho cơ thể?

Các bác sĩ khuyên mọi người nên hạn chế ăn hành muối. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, người bệnh tim, cao huyết áp, mắc bệnh gan, thận, dạ dày không nên ăn hành muối.

Cần bảo quản những lọ hành muối ở nơi sạch sẽ, thoáng đãng. Trước khi ăn, cần rửa qua hành muối bằng nước sôi để nguội, nước muối pha loãng rồi sau đó tiếp tục bóc vỏ ngoài, lấy phần trắng nõn để ăn. Đặc biệt, nếu thấy hành muối đã bị nổi váng mốc đen, màu khác lạ thì tuyệt đối không được vớt bỏ và tiếp tục ăn bởi trong các váng, mốc này rất có thể đã chứa độc tố aflatoxin gây ung thư gan, ngộ độc thực phẩm.

Theo Nhịp Sống Việt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC