Thiếu chất: Một bữa ăn quá nhiều rau và ít thịt, cá sẽ khiến cơ thể chúng ta mất cân bằng dinh dưỡng. Nếu ăn uống theo cách này lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và axit béo. Ảnh: Shutterstock
Giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng: Ăn quá nhiều rau có thể gây ra các vấn đề trong việc hấp thụ các khoáng chất cần thiết. Cụ thể, hấp thụ hơn 50 gam chất xơ từ rau củ mỗi ngày có thể cản trở khả năng cơ thể hấp thụ hiệu quả các khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt, magiê và canxi mà cơ thể bạn không thể tự sản xuất. Ảnh: Shutterstock
Các vấn đề tiêu hóa: Ăn quá nhiều chất xơ không chỉ gây ra hiện tượng khó tiêu mà còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi và kẽm của cơ thể. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân xơ gan, ăn nhiều rau xanh có thể chảy máu dạ dày, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ảnh: Shutterstock
Tiểu đường: Một số loại rau như mồng tơi, rau má có tác dụng thanh nhiệt và giải độc nhưng ăn quá nhiều chúng lại làm cho hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao gây nguy hiểm đối với người bị bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock
Sỏi thận: Do hầu hết các loại rau xanh đều có tính kiềm. Chất này khi kết hợp với các thực phẩm nhiều canxi sẽ tạo ra sỏi trong cơ thể. Vì thế mà những người có bệnh thận mãn tính hay suy thận không nên ăn nhiều rau, đặc biệt là cải bó xôi, cần tây, cà chua… Ảnh: Shutterstock
Gây tăng cân: Mặc dù rất khó để tăng cân chỉ từ calo từ thực vật, nhưng các loại rau giàu tinh bột lại là một trường hợp ngoại lệ. Chuyên gia dinh dưỡng Brooke Schantz của Đại học Loyola khuyên bạn nên hạn chế ăn các loại rau giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu Hà Lan, những loại có lượng calo cao có nhiều khả năng làm tăng cân. Ảnh: Shutterstock
Nguồn: VOV.VN